Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Tổ đình Bác Ái vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, trong đó, có chiếc Đại hồng chung (hay còn gọi là Chuông U Minh) gần 200 tuổi, được đúc thời vua Minh Mạng.
Mưa xuân lất phất, cái rét đài, rét lộc của tháng Giêng, tháng Hai nhưng vẫn có khá đông đoàn khách về xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội) chiêm bái các di tích, tham quan, tìm hiểu cuộc sống vùng nông thôn.
Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
'Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ' viết: Phàm dựng nhà làm phủ hoàng tử, công chúa thì chính đường năm gian hai chái, tiền đường bảy gian, chung quanh mái chồng, hợp làm một tòa.
Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội mang đậm dấu ấn thời gian, không ồn ào, bịu bặm, chỉ có sự trong lành, của đất, của đá ong, của những ngôi nhà năm gian, hai trái.
Trong 54 dân tộc anh em, có lẽ dân tộc Ngái là một trong những dân tộc 'nhỏ bé' nhất Việt Nam với số dân chưa đến 1100 người, cư trú rải rác trên gần 10 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Cuốn sách ảnh 'Kiến trúc làng Việt cổ qua kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích' là một kho tư liệu về kiến trúc làng Việt cổ, được ra mắt đến đông đảo nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm…
Từ trung tâm TP. Hà Nội, chúng tôi ngồi tình tang trên xe bus rồi taxi, vượt quãng đường 45km để đến Đường Lâm (TX. Sơn Tây) - làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (ngày 19-5-2006). Khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy ngõ làng, bức tường gạch rêu phong, mái đình cổ kính, chúng tôi hiểu rằng mình sẽ có những giây phút trải nghiệm thú vị.