Lãnh đạo huyện Đà Bắc thăm, làm việc tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Trong 4 ngày (23 – 26/6), đoàn công tác của Thường trực huyện ủy, lãnh đạo HĐND, UBND huyện Đà Bắc đã đến thăm và làm việc tại huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH của bà con huyện Đà Bắc chuyển dân làm kinh tế mới, phục vụ xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình hơn 30 năm về trước.

Huyện Đà Bắc: Đầu tư hạ tầng thiết yếu phát triển kinh tế, ổn định dân cư vùng lòng hồ

Từ khi tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc kết nối với các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) hoàn thành, hầu như tuần nào chị Bùi Thị Nhềm ở xóm Đức Phong (xã Tiền Phong) cũng gửi hàng hóa là các sản vật địa phương như khoai tầng, tôm, cá, thịt lợn bản... về xuôi theo tuyến xe khách cố định. Cũng từ khi có đường giao thông thuận tiện, sản vật tôm, cá, cá lồng của gia đình ông Đinh Công Út, xóm Săng Bờ (xã Vầy Nưa) được nâng cao giá trị, có tư thương vào tận nhà thu mua, không phải vất vả như trước. Nhờ thế, không chỉ gia đình ông mà nhiều gia đình làm nghề nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản vùng lòng hồ có đời sống ngày càng khấm khá hơn.

Đảm bảo tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng các khu điểm tái định cư

Năm 2022, khắc phục những diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh Covid-19, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát các nhà thầu, đơn vị tư vấn để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được Ban làm chủ đầu tư.

Tình cảm của Tổng Bí thư với cán bộ và Nhân dân trong tỉnh

Cán bộ và Nhân dân trong tỉnh dành tình cảm tốt đẹp, trân trọng, tin tưởng đối người lãnh đạo cao nhất của đất nước. Những lần đến thăm và làm việc với cán bộ, Nhân dân trong tỉnh, là người giản dị, gần gũi, trách nhiệm và tình cảm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều thời gian thăm nhà dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, vừa động viên những điều thiết thực, văn hóa, sản xuất vừa đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ để đồng bào vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân dự án đầu tư công

Năm 2021, UBND tỉnh giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt là Ban QLDA đầu tư tỉnh) gần 622 tỷ đồng vốn đầu tư công để thực hiện 38 dự án thành phần trong các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Đề án 1460 (Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La) và Đề án 666 (Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng tái định cư thủy điện Sơn La). Lũy kế đến ngày 31/1/2022, đã có 15 công trình hoàn thành đúng và vượt tiến độ; giải ngân, thanh toán đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công gần 519 tỷ đồng

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua 4.192,1 tỷ đồng, đến nay đã phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án số vốn 3.823,6 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.869,7 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách địa phương 798,9 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư trong nước 732,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài 422,6 tỷ đồng. Số vốn còn lại 369,2 tỷ đồng dự kiến bố trí cho các dự án thuộc Đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình hiện đã được Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Chuyện của cô gái Tày ở vùng cao

Là thạc sĩ ngành nông nghiệp, nhiều năm làm việc tại trạm khuyến nông, khuyến lâm huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), cô kĩ sư nông nghiệp trẻ Trịnh Thị Thanh Hòa đã chia sẻ về giống, kỹ thuật canh tác đồng bào vùng cao, với mục tiêu từng bước giúp xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.

Cung đường mùa xuân

Ngày xuân, đi trên những tuyến đường được mở mới, nâng cấp sửa chữa vào các điểm di dân tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi cảm nhận được sự vui mừng, hân hoan của các hộ dân. Những tuyến đường đã và đang làm đổi thay bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Triển khai Đề án ổn định dân cư vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Sơn La đến năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 2152/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh 'Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015'.

TP.HCM chưa có chủ trương riêng cho người đã tiêm 2 mũi vaccine

Đại diện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM khẳng định địa phương chưa có kế hoạch cụ thể cho người đã tiêm 2 mũi vaccine và làm rõ một số tin giả khác.

Nâng cao hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn

Trong những năm qua, công tác cấp nước nông thôn được các cấp, ngành tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô xã, liên xã, cấp nước tự chảy, hỗ trợ ứng dụng lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô hộ gia đình…; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe, phát triển KT-XH. Qua đó, nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch; khai thác, phát huy hiệu quả công trình. Đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 95,2%, vượt 0,2% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

Hòa Bình: Khẩn trương khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Hòa Bình, đến 30/6/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên toàn tỉnh đạt 50%. Tuy nhiên, kết thúc tháng 6, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đã không đạt được như kỳ vọng. Hòa Bình đang tiếp tục đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Hòa Bình: Bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Tài chính, nhiều năm trở lại đây, Hòa Bình luôn nằm trong top có tỷ lệ giải ngân đạt khá của cả nước. Năm 2022, với nguồn vốn được giao trên 4.192 tỷ đồng, tỉnh đã khẩn trương phân bổ cho các sở, ngành, địa phương và đưa ra các giải pháp để bứt tốc trong giải ngân ngay từ những tháng đầu năm.

Nâng cao công tác quản lý, vận hành công trình nước sạch nông thôn

Trong những năm qua, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nhiều nguồn vốn như: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án Giảm nghèo, Chương trình 135, Dự án ổn định dân cư và phát triển KT-XH vùng chuyển dân lòng hồ Hòa Bình, Dự án Childfund, Chương trình WB, Dự án ADB, Ngân hàng CSXH… Từ các nguồn vốn đã thực hiện lồng ghép xây dựng các công trình nước sạch tập trung, bể chứa nước sạch, giếng đào, giếng khoan, tạo điều kiện cho Nhân dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Mỹ chuyển dân di cư khỏi trung tâm giam giữ, đưa vào khách sạn

Mỹ chuyển một số gia đình di cư khỏi các trung tâm giam giữ đến ở tại các khách sạn do tổ chức phi lợi nhuận quản lý.

Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và triển khai nhiệm vụ năm 2021

PTĐT - Ngày 12/1/2021, Huyện ủy Thanh Sơn đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 và tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Bùi Đình Thi - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án thuộc Đề án 1460 tại Phù Yên

Ngày 12/12, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã kiểm tra tiến độ thi công dự án đường giao thông từ tỉnh lộ 114 đến các bản: Bang, Lao, điểm tái định cư Suối Dinh 1 và Suối Dinh 2 tại xã Mường Bang (Phù Yên) thuộc Đề án 1460.

Diễn đàn cử tri

Những kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết

Huyện Chương Mỹ: Chủ động ''4 tại chỗ'' trong công tác phòng, chống thiên tai

Huyện Chương Mỹ đã xây dựng phương án và triển khai kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 trên phương châm '4 tại chỗ': Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Hướng tới nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân

Sau nhiều lần đi lại từ nhà đến Công an huyện với chặng đường hàng chục km chỉ vì không mang đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm chứng minh nhân dân, chỉ đến khi cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH) - Công an tỉnh phối hợp Công an huyện Đà Bắc tổ chức đợt làm mới, cấp đổi CMND tại địa phương, anh Xa Văn Hoàng ở xóm Sổ, xã Trung Thành và nhiều người dân ở xã vùng sâu, xa này mới hoàn thành thủ tục cấp CMND theo đúng quy định.

Chị Tan năng động phát triển kinh tế

Tiên phong trồng xoài ghép, nhãn ghép trong xã, kết hợp trồng ngô, lúa lai, kinh doanh dịch vụ máy xúc, gia đình chị Nguyễn Thị Tan, bản Bó Mý, xã Bắc Phong (Phù Yên) có thu nhập trên 450 triệu đồng/năm.

Hà Tĩnh: Ngập lụt vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ vẫn đang phức tạp

Sáng nay (20/10), hồ Kẻ Gỗ xả lũ với lưu lượng 775 m3/s, lượng mưa giảm, tuy nhiên lũ rút chậm nên các vùng hạ du của hồ chứa nước lớn nhất nhì Hà Tĩnh này vẫn đang bị lũ vây.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh làm việc với Đảng ủy Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La

Ngày 7/10, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã làm việc với Đảng ủy Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La để trao đổi, nắm tình hình và thống nhất triển khai một số nội dung theo chức năng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Niềm vui của người dân vùng 'rốn lũ'

Cư trú bên cạnh sông Cầu, khốn khổ vì luôn bị ngập lụt, đặc biệt là gần đây sạt lở diễn ra rất nghiêm trọng, lòng sông 'ngoạm' vào bờ chỉ còn cách nhiều nhà dân năm, bảy mét đe dọa tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân xã Tân Phú, thị xã Phổ Yên( Thái Nguyên). Tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương xây dựng khu tái định cư an toàn, khang trang để chuyển dân đến ổn định cuộc sống lâu dài.

Ông Lê Thanh Hải chỉ đạo gì về khu tái định cư 160ha Thủ Thiêm

Khi còn làm Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Lê Thanh Hải đã chỉ đạo làm 'biến dạng' khu tái định cư 160ha tại Thủ Thiêm, không đúng theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Lòng dân Tây Bắc - Lòng hồ sông Đà

Việc di dân tái định cư, giải phóng lòng hồ sông Đà, xây dựng các nhà máy thủy điện lớn (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu) trên sông Đà là việc làm 'ích nước, lợi nhà' đang tác động đến người dân Tây Bắc. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải hiểu rõ lòng dân, lòng hồ; giai đoạn ổn định và phát triển tiếp theo cần tìm ra 'chìa khóa' thật sự làm lòng dân yên.

Do khó khăn về nguồn vốn nên dự án đầu tư tuyến đường từ xã Thái Thịnh đi Vầy Nưa chưa thể hoàn thành

Đại biểu Dương Thị Giang (TP Hòa Bình) hỏi: Tuyến đường bộ từ xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) đi xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được khởi công, xây dựng từ nhiều năm nay nhưng đến nay chưa được thông tuyến. Nhân dân vẫn phải đi bằng đường thủy. Vậy, tuyến đường này tỉnh có tiếp tục đầu tư nữa hay không, nếu đầu tư thì bao giờ xong?

Do chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư nên Dự án cải tạo lưới điện hạ thế trên địa bàn một số xã của thành phố Hòa Bình hiện đang tạm dừng hoãn

Đại biểu Nguyễn Văn Gia hỏi: Năm 2012, Công ty Điện lực Hòa Bình được giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo lưới điện hạ thế ở một số xóm của xã Yên Mông và xã Hòa Bình (TP Hòa Bình). Dự án đã thi công trồng được các cột điện trên tuyến và dừng lại ở đó. Hiện nay, người dân ở một số xóm của xã Yên Mông và xã Hòa Bình sử dụng điện không đảm bảo. Để đảm bảo an toàn, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân, xin đồng chí cho biết: tại sao công trình đang thực hiện dở dang lại phải dừng thi công? Thời gian tới, công trình này có tiếp tục triển khai thực hiện phần khối lượng còn lại không. Nếu có thì dự kiến thời gian nào hoàn thành?

Họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác tái định cư Dự án thủy điện Sơn La và Đề án 1460

Ngày 6/12, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác tái định cư Dự án thủy điện Sơn La và Đề án 1460. Dự họp có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, Thành phố.