Có người bảo đó là 'chợ phiên đẹp nhất Việt Nam', chẳng biết có không. Còn đối với những người con tha hương, đó là một trong những hình ảnh gợi nhớ về thủa ấu thơ, về quê hương bản quán.
Trong danh sách các quán lòng lợn ngon ở Hà Nội, thì quận Ba Đình nổi tiếng với các quán cháo lòng truyền thống và lâu đời, và tất nhiên, đã là quán cháo lòng bao giờ cũng đi kèm các món ngon đặc sắc từ lòng lợn.
'47 ngày không âm thanh' - tác phẩm sắp đặt video và âm thanh của nghệ sĩ Nguyễn Trinh Thi sẽ diễn ra từ ngày 22/10 đến ngày 24/11 tại Manzi exhibition space, 2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội.
Tại thủ đô Hà Nội, hàng chục ngàn cây xanh đã gãy đổ sau khi bão số 3 đi qua. Trong đó, một số cây cổ thụ được xem là điểm check-in quen thuộc của du khách cũng bị quật ngã, khiến nhiều người tiếc nuối.
Các đơn vị quân đội ở nhiều địa phương đã khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do bão số 3 (siêu bão Yagi).
Qua một đêm sau bão số 3, các tuyến phố Hà Nội bị tàn phá tan hoang, xơ xác. Sáng 8-9, các lực lượng chức năng tại Hà Nội đã nhanh chóng tập trung khắc phục sự cố sau bão số 3. Báo Quân đội nhân dân cập nhật các hình ảnh tại hiện trường.
Ngày 15/8, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình, các lực lượng chức năng phường Nguyễn Trung Trực đã mở nhiều đợt ra quân, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn, đặc biệt là các khu vực như Hàng Bún, Hàng Than, Hòe Nhai…
Hai vợ chồng con gái chở nhau đi ngang qua cửa nhà mẹ liền dừng lại hỏi: 'Có cơm không mẹ?'. Sau đó, người mẹ trả lời rất dứt khoát.
Đường Phan Đình Phùng có hàng cây cổ thụ đẹp nhất trong các phố mới xây dựng cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội. Phố nằm trên con hào lớn thẳng tắp chạy dọc phía Bắc Hoàng thành cũ và được kéo dài 1,5km. Nhiều biệt thự trên phố đẹp tựa tranh vẽ bên vườn cây ríu rít chim ca. Cố thi sĩ Phan Vũ đã mê mẩn: 'Ta còn em rì rào hạt nhỏ/ Cơn mưa chợt đến trong chùm lá/ Vòm trên cao chuông hồi đổ/ Nhà thờ Cửa Bắc/ Tan chiều lễ/ Kinh cầu còn mãi ngân nga' (Em ơi! Hà Nội phố).
'Ở khắp mọi nơi và mãi mãi' của Nguyễn Trần Nam có lẽ là một bước chuyển cả về ý niệm, tính thẩm mỹ và năng lượng sáng tạo trong thực hành nghệ thuật.
'Ở khắp mọi nơi và mãi mãi' với bộ tác phẩm trên chất liệu giấy dó đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Trần Nam sẽ ra mắt người xem tại Manzi art space, 2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội
Mặc dân tình đồn đoán là món ăn nhạt nhẽo, 'ngược đời' nườm nượp thực khách đến kiểm chứng hương vị bún chả chan sau khi được Michelin vinh danh.
Trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong tối và đêm 8/6 khiến một số tuyến phố ở Hà Nội ngập trong biển nước; có nơi ngập sâu đến 50-60cm kéo dài đến đêm.
Bún đậu là một trong những món ăn 'quốc dân' trong nền ẩm thực Việt. Cùng khám phá top 5 quán bún đậu ngon và đắt khách nhất Hà Nội.
HĐND quận Ba Đình, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) vừa thông qua nghị quyết về việc sáp nhập các đơn vị hành chính (ĐVHC) do không đáp ứng đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
HĐND quận Ba Đình 'chốt' hợp nhất 2 phường thành 1 và HĐND huyện Mỹ Đức chốt hợp nhất 4 xã thành 2 xã.
Các HĐND quận Ba Đình, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) vừa thông qua nghị quyết về việc sáp nhập các đơn vị hành chính do không đáp ứng đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
'Phố và đời', triển lãm tranh của cố họa sĩ Lục Quốc Nhượng sẽ diễn ra từ ngày 28/3 tới 26/4 tại Cuci art studio, số 17 Hàng Cân, Hà Nội.
Đầu năm mới, nhiều quán cafe, hàng ăn ở Hà Nội rất đông khách nhưng giá cả được giữ mức bình thường, không tăng cao như những năm trước.
Cho rằng mùng 3 Tết tốt cho mở hàng, khai trương, nhiều tiểu thương bày bán sản phẩm 'lấy may', với mong muốn một năm 'phát tài phát lộc', mọi sự hanh thông... Các khu chợ tưng bừng lời chúc tụng.
Bánh chưng, giò chả, thịt đông, canh bóng… ngon lành thật đó, nhưng nó khiến người ta mau ngán. Sang đến mùng Hai, nhiều người thèm một tô bún riêu để húp xì xụp cho đã cơn thèm.
Mùng 2 Tết Giáp Thìn, một số siêu thị, tiểu thương kinh doanh tại chợ đã bắt đầu mở cửa bán hàng trở lại, nhu cầu hàng hóa trong hôm nay chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh.
Từ mùng 1 Tết, nhiều người đã bắt đầu rủ nhau ghé đến các hàng bún mở sớm để thưởng thức, thay đổi khẩu vị nhân dịp đầu năm mới. Ăn bún riêu sẽ mang lại may mắn đầu năm?
Những ngày cuối năm, chợ nổi Cái Răng tấp nập khách du lịch ngoại quốc. Các thương hồ phấn khởi vì hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi...
Sau đám tang thưa thớt chỉ có mấy người, mẹ thằng Khang an táng được ba hôm, mùi hương khói vẫn đọng lại.
Bún riêu cua là món ăn hấp dẫn với sự hòa quyện của nhiều loại nguyên liệu khiến bất kỳ du khách nào ghé thăm Hà Nội cũng đều muốn thưởng thức.
Thông qua các tác phẩm ảnh và video, triển lãm 'Trở về - The Return' phản ánh những góc nhìn đa dạng của cộng đồng người Việt sinh sống tại Đức.
'The Return - trở về' là câu chuyện được kể bằng hình ảnh và video vừa được anh em nghệ sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải (Le Brothers) giới thiệu đến công chúng vào chiều 8/1 tại không gian nghệ thuật Manzi (số 2 ngõ Hàng Bún, Q. Ba Đình, Hà Nội).
Khai mạc vào ngày 8.1 và kéo dài đến hết tháng 1.2024 tại không gian triển lãm Manzi (2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội), 'Trở về' là dự án nghệ thuật mới nhất của anh em song sinh Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải (Lê Brothers, Le Brothers). Dự án đặc biệt này được thực hiện sau hai tháng (3 và 4.2023) lưu trú tại thành phố Halle, bang Saxony -Anhalt của nước Đức.
Món ăn giản dị gắn với nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ. Những trưa hè oi ả ra đồng bắt mấy con cua, mang về cho mẹ nấu bát canh bún đặc kín riêu.
Theo Công an phường Minh Khai, vào khoảng chiều ngày 5/12, trên địa bàn phường đã xảy ra 1 vụ cháy tại 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Sáng 22-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề 'Âm vang Đông Sơn', giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được Bảo tàng sưu tầm.
Gắn bó với mảnh đất Hà Nội từ nhiều năm nay, nghề mài dao kéo đã mang lại cho ông Bùi Văn Huấn, quê Hưng Yên, một nguồn thu nhập khá ổn định. Hằng ngày rong ruổi qua từng con phố, tiếng mời mài dao kéo của ông đã trở nên thân quen. Không ít khách hàng 'đến hẹn lại lên', lại nhờ ông mài bén những con dao dùng bán hàng hay trong gia đình.
Bằng khát khao dung dưỡng các giá trị cội nguồn, hai cô gái Hà Nội đã thành công khi mang bún đậu và văn hóa ẩm thực Kinh Kỳ lan tỏa khắp Sài Gòn. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe câu chuyện và hành trình của họ.
Giờ phút này, tôi phải thành thật với lòng mình thôi. Em không hề rời bỏ tôi. Chính sự lạnh nhạt và vô tâm của tôi đã đẩy em đi. Hiên của tôi cao ngạo và tự trọng hơn tôi nghĩ. Tôi đã nhu nhược đứng trông khi hai chúng tôi cùng chứng kiến cảnh bố em đánh mẹ em. Hiên không do dự, em cầm luôn cái điếu cày làm vũ khí. Ông ta to con hơn em nhưng ông ta say, khi tỉnh rượu thì sự đã rồi. Suốt quãng đời còn lại, ông ta sẽ phải ngồi xe lăn.
Phố Hàng Bún hình thành từ trước năm 1831 (theo bản đồ thời nhà Nguyễn) do dân thôn Yên Ninh cuối phố có nghề làm bún lâu đời. Xưa, đây là con đường đất nối từ hào đi qua cổng thành phía Bắc (nay là phố Phan Đình Phùng) kéo tới cửa ô Thạch Khối bên sông Hồng. Cổng ô Thạch Khối bị đập bỏ cùng thời giặc Pháp phá thành Hà Nội để dựng phố mới (1894). Phố dài chừng 500 mét, rộng 8 mét tính từ đầu dốc Hàng Bún trên đê Yên Phụ đổ xuống.