Ngày 13/10, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) tổ chức phiên chợ Mường Chiêm Ngam tại khu vực dưới chân Hang Bua, phiên chợ được xem như một điểm nhấn về văn hóa, ẩm thực của người dân nơi đây, với mong muốn lan tỏa để thu hút khách du lịch.
Xa xôi chưa kịp nói năngTừ qua đến bậu như trăng xế chiêùKhi 'Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung Bộ', nhà thơ Xuân Diệu hết sức tâm đắc với câu ca dao này.
Hà Nội đang triển khai dự án du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long. Theo đó, hai tuyến du lịch gồm: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức. Trên con đường di sản này, có một điểm dừng chân, đó là xưởng dệt của Nghệ nhân Ưu tú - 'di sản sống' Phan Thị Thuận.
Về tới xã Hải Anh (Hải Hậu-Nam Định) tôi lên ngay cầu Ngói ngồi nghỉ. Cô lái đò quay sào hẹn đón khi lễ hội trăng tan. Tôi ngồi trên hàng ghế gỗ ngắm những đứa trẻ đang thả diều bên sông Hoành. Mấy bà đi chợ vội vã đi qua cầu. Đó là những gánh lụa đủ màu nhịp nhàng đi về cuối chợ Lương.
Bạn đọc Lê Anh Dũng (Hà Nội) hỏi: 'Trong bài 'LƯỢT dắt với hoa cài' 'LƯỢT' nghĩa là gì?', tác giả TP dẫn lời bài hát '...Hình em, tóc ngang vai lượt dắt với hoa cài/ Nét mi cong viền khóe mắt u hoài...', và cho rằng, hát 'lược giắt với hoa cài' là sai. Cụ thể, tác giả viết:
Hầu hết những câu ca dao kể về những phố cổ đều nhắc tới Hàng Gai (Phường Hàng Gai - Hoàn Kiếm - Hà Nội). Con phố này thật có duyên khi đong đưa trong câu xẩm: 'Hà Nội ba sáu phố phường/ Hàng Gai, Hàng Đường. Hàng Muối trắng tinh/ Từ ngày ta phải lòng mình/ Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen...'.
Là một phần kiến tạo nên vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội, các khu phố nghề nằm trong '36 phố phường' trải qua nhiều biến của lịch sử, mang theo dấu ấn của các ngành nghề thủ công, trường tồn cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng, phố nghề đã có những thay đổi đáng kể. Vậy làm thế nào phát huy những thay đổi tích cực, hạn chế tiêu cực để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nghề thủ công Hà Nội?
Việc chuyển đổi cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu văn hóa, thương mại quốc tế đã khiến một số hộ dân kinh doanh trên các phố cổ của phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyển đổi, thay thế dần mặt hàng từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghề thủ công truyền thống lâu đời ở khu phố cổ vẫn còn được một số ít người gìn giữ, phát triển, gắn với đặc trưng tên gọi của phố 'hàng'.
Giữa những ngày dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất ở Lâm Đồng vẫn giữ được chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn. Tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng cũng như giữ gìn sức khỏe người công nhân, đó là mấu chốt tạo nên vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Với Công ty TNHH Tơ tằm Nam Phong, tôn trọng sản phẩm bằng cả cái tâm là yêu cầu đầu tiên của đơn vị.
Đó là Công ty TNHH Tơ lụa Minh Thành chuyên se tơ đã liên kết với người nông dân, cải thiện công nghệ, làm ra những cuốn tơ đẹp xuất khẩu khắp Âu, Á.
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhiều hộ gia đình thuộc diện người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn TX. Tân Châu (An Giang) gặp khó khăn, rất cần sự hỗ trợ...
Ở số nhà 90 Hàng Đào, trung tâm buôn bán và lâu đời bậc nhất của Hà Nội, vẫn còn lưu giữ ngôi đình do người làng Đan Loan lập ra. Trong đình còn 4 tấm bia ghi nhận quá trình tôn tạo và trùng tu công trình.
Sáng 22/12, tại TP Bảo Lộc, UBND TP Bảo Lộc đã tổ chức hội thảo Định hướng phát triển bền vững ngành trà và tơ lụa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP Bảo Lộc, Lâm Đồng. Hội thảo nhằm tìm kiếm những định hướng, giải pháp mới để phát triển bền vững ngành sản xuất, chế biến trà, ngành dâu tằm tơ gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khẳng định thương hiệu Bảo Lộc trong hội nhập quốc tế.