Gìn giữ làn điệu trống quân

Hát trống quân là sinh hoạt văn hóa dân gian, bằng hình thức hát giao duyên của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du. Điệu hát đặc sắc này hiện vẫn đang được nhân dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín gìn giữ, phát triển từ vài trăm năm nay.

Trải nghiệm văn nghệ dân gian tại Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng 24/5, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật tỉnh (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc) và Trường THPT Kim Ngọc tổ chức hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của Vĩnh Phúc tại Văn Miếu tỉnh.

Công bố Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An là Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 13/5, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) tổ chức Lễ công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An và khai mạc lễ hội năm 2024.

Khai mạc Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam'

Tối ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024. Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.

Chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hóa Thủ đô

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Quốc hội khóa XV cuối tháng 3/2024, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hóa tại Thủ đô.

Phú Xuyên: 100% thôn, tiểu khu có nhà văn hóa

Ngày 12-4, Huyện ủy Phú Xuyên tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về 'Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước'.

Thành phố Hưng Yên: Khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến

Tối 29/2, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến và chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề: 'Phố Hiến tinh hoa hội tụ và phát triển'.

Lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến: Giới thiệu nét đặc sắc của Tiểu Tràng An xưa

Lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến góp phần quảng bá hình ảnh và giới thiệu những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Phố Hiến đến người dân, du khách.

Hàng nghìn du khách dự khai hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh

Ngày 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương, kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước.

Thường Tín khai bút, khai xuân tại các làng nghề truyền thống

Chiều 18-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thường Tín trang trọng tổ chức khai bút, khai xuân tại các làng nghề truyền thống...

Nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian thiếu người 'nối dõi'

Những người làm nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian của Hải Dương ngày càng nhiều tuổi trong khi đội ngũ trẻ kế cận lại rất hiếm, nên xảy ra tình trạng thiếu người 'nối dõi'.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu và hành trình tìm lại điệu hát Trống quân

Giữa tháng 11 năm 2023 tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi điện thoại từ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu – người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm các điệu hát Trống quân cổ ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm. Qua điện thoại, bác Lâu phấn khởi thông báo cho tôi tin vui: Hát Trống quân Liêm Thuận đã được công nhận là 'Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia'. Tôi chúc mừng bác Lâu và chúc mừng người dân Liêm Thuận. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chính là nền tảng và động lực quan trọng để hát Trống quân Liêm Thuận được bảo tồn, phát huy trong giai đoạn mới. Đặc biệt, là người dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các điệu hát Trống quân nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu giờ đã hoàn toàn yên tâm: Hát Trống quân Liêm Thuận sẽ được các thế hệ giữ gìn và tiếp nối tới mai sau.

Độc đáo hát Quan họ trùm đầu ở Viêm Xá

Khu Viêm Xá (làng Diềm), phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) mang dáng cổ kính. Làng Diềm xưa có hình thức sinh hoạt Quan họ rất đặc biệt, không thể tìm thấy ở bất kỳ một làng Quan họ gốc nào khác, đó là tục hát trùm đầu. Đến nay thế hệ các liền anh, liền chị của làng vẫn luôn trân trọng và tự hào mỗi khi nhắc đến.

Mượt mà làn điệu hát trống quân của người dân vùng đồng chiêm Hà Nam

Điểm độc đáo trong hát trống quân ở Liêm Thuận là trống không được làm bằng gỗ mà được làm bằng chum sành (hoặc vò, vại sành) - vật dụng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

15 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12: Huyện Thường Tín phát triển lĩnh vực văn hóa

'15 năm qua, cán bộ và Nhân dân huyện Thường Tín luôn đặc biệt quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp để bảo tồn các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa…'- Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản chia sẻ.

Dân ca Trống quân Đức Bác - Lời ca say lòng người

Điều thú vị, lôi cuốn của hát Trống quân Đức Bác là sự kết hợp chặt chẽ giữa lời hát và tiết tấu, những khúc hát đẩy đưa, trong những vòng tròn của những chàng trai Đức Bác quanh cô đào Phù Ninh.

Tôn vinh những người giữ hồn dân tộc

Thực hiện Công ước về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2023, Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội tổ chức cuộc thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể 'Người giữ màu dân tộc' - Hà Nội 2023.

Khoảng 10 vạn người trải nghiệm Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023

Tối 3-12, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, theo thống kê sơ bộ, Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023 thu hút khoảng 10 vạn người dân và du khách, đông nhất vào ngày 3-12. Đây là số lượng người tham gia lớn so với những lễ hội khác từng diễn ra tại Hà Nội.

Lan tỏa các giá trị di sản phi vật thể

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội, sáng ngày 3/12, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội đã tổ chức vòng thi Chung khảo và Tổng kết trao giải cuộc thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể 'Người giữ màu dân tộc' năm 2023.

Khai thác du lịch Thủ đô thông qua văn hóa ẩm thực

Từ ngày 1-3/12/2023, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội với chủ đề 'Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế' chính thức diễn ra tại Công viên Thống nhất. Lễ hội có sự tham gia của 80 gian hàng giới thiệu ẩm thực đặc sắc của Hà Nội và đa dạng các món ăn đến từ nhiều quốc gia khác.

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 được tổ chức từ ngày 1 - 3/12 nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô.

Vang mãi làn điệu Trống quân Đức Bác

'Từ sớm a đến giờ đào đi đâu? Từ sớm a đến giờ/Để cho mà anh đợi, anh chờ, anh mong/Kia hỡi i a trống quân...'- đó là những lời ca mộc mạc, ân tình của làn điệu hát Trống quân Đức Bác, một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của người dân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiếng trống trầm bổng, ngân nga hòa cùng giọng hát luyến láy vang lên trong những lớp học nhỏ sẽ làm bất cứ ai một lần đi ngang qua làng quê Đức Bác rung động.

'Đòn bẩy' để Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống không chỉ là nguồn vốn di sản, mà còn là chất liệu bền vững để Hà Nội phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Thêm hai di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố quyết định về việc công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia với Múa hát Lải Lèn, xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân và Hát Trống quân Liêm Thuận, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.

Ngày Di sản, kiến nghị về vấn đề bảo tồn Di sản

Hiện nay ở nhiều địa phương (cả đô thi đến nông thôn miền núi) nhận thức về di sản và văn hóa phi vật thể chưa đúng, phương pháp bảo tồn di sản còn chắp vá, thậm chí chỉ tìm mọi cách để giải ngân chứ ít chú ý đặc trưng di sản. Nhân ngày di sản Việt Nam, tôi có một số kiến nghị cụ thể về vấn đề này tới các cơ quan hữu quan.

Phát huy giá trị di sản văn hóa ở Hà Nam

Hà Nam là vùng đất có bề dày về lịch sử văn hóa, với một kho tàng di sản đồ sộ. Những năm qua, tỉnh Hà Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ, bảo tồn và có các giải pháp biến các tiềm năng ấy thực sự trở thành nguồn lực và thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Mượt mà điệu hát cổ nghìn năm giữa mênh mang ruộng đồng

Hát trống quân Liêm Thuận vừa được ghi danh trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thêm 36 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hơn 30 di sản được công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định công bố danh mục hơn 30 Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam.

Múa hát Lải Lèn, Hát trống quân Liêm Thuận trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia

Tỉnh Hà Nam vừa có hai di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Múa hát Lải Lèn (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) và Hát Trống quân Liêm Thuận (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).

Giữ lửa làn điệu hát trống quân truyền thống | Người tốt quanh ta | 13/11/2023

Xã Khánh Hà, huyện Thường Tín vốn là một trong những vùng quê nổi tiếng bởi những làn điệu trống quân gần gũi. Tuy nhiên theo thời gian, bộ môn nghệ thuật cổ truyền này dần mai một trước ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Không đành lòng nhìn bộ môn này chìm vào quên lãng, suốt 20 năm nay, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hồng Điệp vẫn ngày ngày đứng lớp, truyền dạy miễn phí điệu hát trống quân cho người dân trong làng và thế hệ tiếp nối.

'Tiếp lửa' cho văn hóa truyền thống

Bằng những việc làm thiết thực như thành lập các đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, giữ gìn, truyền dạy cho lớp trẻ các làn điệu dân ca, nét văn hóa… thời gian qua, các nghệ nhân trên địa bàn Hà Nội đã góp sức tiếp nối, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Thủ đô.

Bảo tồn, phát huy giá trị hát Trống quân Khánh Hà

Hiện nay, thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội, là một trong rất ít địa phương ở Hà Nội còn lưu giữ nghệ thuật dân gian hát trống quân.

Những người lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể

Hà Nam là vùng đất có nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo. Đó là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian…, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của người dân Hà Nam. Nhưng qua thời gian và sự biến thiên của lịch sử, nhiều di sản văn hóa phi vật thể dần mai một và mất đi. Thật may, vẫn còn một số người nặng lòng với vốn văn hóa dân gian cổ truyền, ngày đêm miệt mài sưu tầm và phục hồi lại những giá trị xưa cũ ấy. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và nhiều di sản đang được nghiên cứu để đề nghị ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thời gian tới.

Để hát trống quân Khánh Hà mãi ngân xa...

Cứ vào tối cuối tuần, về Khánh Hà lại nghe văng vẳng màn hát đối trống quân. Hoạt động văn hóa đặc sắc này đã trở thành thường xuyên của Câu lạc bộ hát trống quân xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) từ nhiều năm nay...

Lịch phát sóng ANTV ngày 21/10

Chương trình truyền hình thứ Bảy, ngày 21/10

Giữ 'lửa' di sản bằng danh hiệu nghệ nhân

Nghị định 62/2014 qui định về xét tặng danh hiệu 'nghệ nhân nhân dân', 'nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đi vào đời sống đã góp phần rất tích cực trong việc tôn vinh những người có công với công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, một số địa phương đã sáng tạo trong cách làm, triển khai thêm các chính sách hỗ trợ sau các đợt phong tặng danh hiệu, qua đó không chỉ góp phần hồi sinh di sản mà còn tạo ra sức sống mới cho nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý của dân tộc.

Nữ nghệ nhân khôi phục làn điệu hát trống quân

Hát trống quân là nghệ thuật dân gian độc đáo ở đồng bằng Bắc bộ. Giờ đây, những người yêu thích trống quân như nghệ nhân Kiều Thị Mách đã lặn lội tìm về quá khứ, sưu tầm, khôi phục các bài hát xưa để bảo tồn, 'hồi sinh' nét đẹp văn hóa đặc sắc của quê hương Phúc Lâm.

Chương trình Hà Nội 18:00 | 11/10/2023

Hà Nội giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh; Nữ nghệ nhân khôi phục làn điệu hát trống quân; 90% nữ giới ở các nước nghèo không được tiếp cận internet... là một số nội dung đáng chú ý trong Hà Nội 18:00 hôm nay.

Tập trung nguồn lực cho mục tiêu giữ gìn di sản:Nâng cao nhận thức, tình yêu và trách nhiệm

Sự tồn tại, phát triển của bất kỳ di sản văn hóa phi vật thể nào cũng luôn gắn với sự biến đổi của xã hội. Trong đó, nhân tố quan trọng nhất chính là những nghệ nhân - chủ thể của di sản. Có những di sản từ chỗ mai một nay được hồi sinh; ngược lại, có di sản tưởng có thể phát huy hiệu quả bền vững lại đứng trước nguy cơ biến mất.

Trung thu cho ai?

Thời hiện đại Tết Trung thu vẫn được duy trì nhưng có những tiếp biến văn hóa mới, khiến nhiều người lo ngại sẽ dần mất đi các giá trị cổ truyền.

Tục hát trống quân dịp Tết Trung thu ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ?

Hàng triệu người dân trên khắp Đông Á đang đón mừng Tết Trung thu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những phong tục và món ăn đặc trưng riêng trong dịp lễ đặc biệt này.

Tết Trung Thu 2023 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung Thu

Tết Trung thu còn được biết đến với tên gọi Tết Đoàn viên. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vẻ đẹp của Tết Trung thu, từ ý nghĩa văn hóa cho đến các hoạt động hấp dẫn.

Tết Trung thu 2023 là ngày nào?

Tết Trung thu là một trong những ngày rằm quan trọng nhất đối với người Việt, vậy Tết Trung thu 2023 là ngày nào dương lịch?

Những điều thú vị về Tết Trung Thu có thể bạn chưa biết

Tết Trung Thu đã có lịch sử hơn 3.000 năm và được tổ chức ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam, những hình ảnh về Tết Trung Thu đã được khắc họa trên trống đồng Ngọc Lũ có niên đại cách đây hơn 2.500 năm.

Những điều thú vị về Tết Trung Thu có thể bạn chưa biết

Tết Trung Thu đã có lịch sử hơn 3.000 năm và được tổ chức ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam, những hình ảnh về Tết Trung Thu đã được khắc họa trên trống đồng Ngọc Lũ có niên đại cách đây hơn 2.500 năm.

Nỗ lực của Hà Nội trong chính sách đãi ngộ nghệ nhân

Sau gần 1 năm Nghị quyết 23/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội về quy định chế độ đãi ngộ hỗ trợ nghệ nhân, Hà Nội đã có 14/18 NNND và 101/113 NNƯT đã nhận được kinh phí đãi ngộ với tổng kinh phí 3,59 tỷ đồng.

Đãi ngộ tốt để nghệ nhân an tâm truyền dạy di sản

Hà Nội đang nỗ lực triển khai các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ 'Nghệ sĩ Nhân dân', 'Nghệ sĩ Ưu tú', Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tết Trung thu 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Năm 2023, tết Trung thu rơi vào thứ Sáu, ngày 29/9 dương lịch.

Mâm cỗ cúng Rằm Trung thu gồm những gì?

Cúng rằm Trung Thu như là một nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm của người con, người cháu đối với gia tiên.

Phú Xuyên nỗ lực gìn giữ, bảo tồn văn hóa phi vật thể

Phú Xuyên là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể, mang đặc trưng riêng, trong số đó có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được công nhận tiêu biểu, như: Hò cửa đình - múa hát bài bông ở thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung; hát trống quân ở thôn Phúc Lâm, xã Phúc Tiến; tiếng lóng ở thôn Đa Chất, xã Đại Xuyên; hát chèo ở Tri Trung…

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến 'thắp sáng' đồ chơi Trung thu

Bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng óc sáng tạo nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã biến những cây nứa, tờ giấy màu thành đồ chơi Trung thu truyền thống hấp dẫn.