Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ, nước sông dâng cao, chảy xiết đã khiến một số đoạn bờ sông Công thuộc địa bàn TP. Phổ Yên bị sạt lở, nguy cơ ăn sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng trên, nhằm ổn định đời sống người dân là vấn đề mà các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần quan tâm.
Ngày 25-10, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên tổ chức thả cả giống xuống hồ Núi Cốc. Với sự tham gia của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các đơn vị liên quan. Hoạt động thả cá giống đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật; con giống khỏe mạnh, đúng kích cỡ.
Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng trăm đảo lớn nhỏ, khí hậu trong lành, nhưng đến nay du lịch chưa phát triển tương xứng là sự lãng phí không nhỏ. Cần giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng du lịch danh thắng nổi tiếng này.
Chương trình phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ tổng dân số khu vực nội thị của các đô thị so với tổng dân số toàn tỉnh đạt trên 45% và đến năm 2030 đạt trên 60%.
Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh, nhà đầu tư Hoa Kỳ hãy coi Thái Nguyên là người bạn thân thiết, là đối tác tin cậy hàng đầu.
Thái Nguyên, vùng đất xanh tươi giữa lòng Đông Bắc Việt Nam, nổi bật với những đồi chè bát ngát và thiên nhiên thơ mộng. Đây là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi nhịp sống ồn ào, khám phá nét văn hóa độc đáo và thiên nhiên hùng vĩ. Đặc biệt, việc thuê xe ô tô tự lái khi đi du lịch Thái Nguyên mang đến sự tiện lợi và thoải mái tối đa. Du khách có thể tự do khám phá các điểm đến theo lịch trình riêng, không bị gò bó bởi thời gian hay lộ trình cố định. Từ những cung đường uốn lượn qua đồi chè, cho đến các bản làng bình dị, bạn hoàn toàn làm chủ và tận hưởng hành trình của mình.
Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên luôn triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai để hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng khó. Nhờ đó, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 434 hồ chứa và 511 đập dâng. Trong đó, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý, khai thác 103 hồ chứa (2 hồ chứa có cửa van điều tiết là hồ Núi Cốc, hồ Bảo Linh) và 100 đập dâng; UBND cấp huyện quản lý, khai thác 331 hồ chứa nhỏ, 411 đập dâng. Mặc dù phải xả nước để phòng chống bão, lũ nhưng do được điều tiết hợp lý nên hiện nay, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vụ đông - xuân của bà con nông dân các địa phương.
Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, Thái Nguyên có diện tích chè lớn nhất cả nước với 22.500ha; kinh nghiệm trồng, ứng dụng công nghệ chế biến và quảng bá làm cho danh tiếng chè Thái vang xa, đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi quốc tế; trong nước được mệnh danh là 'Đệ nhất' danh trà. Ngày nay, giá trị vùng chè đang được khai thác để phát triển du lịch.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gần 10.000/65.000 khách hàng của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên ở TP. Thái Nguyên đã bị mất nước cục bộ do mất điện trên diện rộng. Cùng với đó, các trạm nước sạch bị nước lũ từ sông Cầu dâng cao gây ngập toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị, dẫn đến hoạt động cung cấp nước sạch cho khách hàng bị gián đoạn. Đơn vị đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm cung cấp nước sạch ổn định trở lại.
Theo số liệu rà soát, tổng hợp báo cáo nhanh của văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thiệt hại sơ bộ về tài sản đến 7h ngày 12/9 ước tính là 608,166 tỷ đồng, 2 người chết.
Ngày 12-9, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mức 7,5 triệu đồng về hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật, gây hoang mang trong nhân dân, đối với anh T.N.T., sinh năm 1994, ở tổ 8, phường Quán Triều (TP. Thái Nguyên).
Mực nước sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bảy đang tiếp tục xuống, các lực lượng tỉnh Thái Nguyên tích cực giúp các hộ gia đình thu dọn hiện trường, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân cảnh giác, nhận diện và không đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai, gây hoang mang dư luận xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tỉnh Thái Nguyên đang tích cực ứng trực, triển khai các biện pháp ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và hệ thống đê điều, hồ đập trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chức năng của tỉnh Thái Nguyên và TP Thái Nguyên đã triển khai đồng loạt các biện pháp cấp bách hỗ trợ nhân dân sơ tán và di chuyển tài sản ra khỏi vùng lũ lụt.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Thái Nguyên, thời điểm hiện tại, 22 xã, phường của thành phố bị ngập sâu.
Hoàn lưu của cơn bão số 3 khiến mực nước trên sông Cầu dâng cao kỷ lục. Tại địa bàn TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), khoảng 3 nghìn hộ dân thuộc 22 phường, xã đã bị ngập úng, gần 600 hộ phải di dời người và tài sản. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tập trung toàn bộ phương án '4 tại chỗ' nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.
Chiều ngày 9-9, đại diện Bộ NN-PTNT bác thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ
Hoàn lưu của cơn bão số 3 khiến mực nước trên sông Cầu dâng cao kỷ lục. Tại địa bàn thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), khoảng 3.000 hộ dân thuộc 22 phường, xã đã bị ngập úng, gần 600 hộ phải di dời người và tài sản. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tập trung toàn bộ phương án '4 tại chỗ' nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.
Tại tỉnh Thái Nguyên, từ đêm 8/9 đến sáng ngày 9/9, mực nước sông Cầu khu vực tỉnh Thái Nguyên lên cao đã khiến ngập diện rộng lụt vùng ven sông, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng trực tiếp tính mạng và tài sản của người dân sinh sống ở 2 bên bờ sông.
Do mực nước sông Cầu liên tục dâng cao nên nhiều xã, phường trên địa bàn TP Thái Nguyên đã bị ngập lụt, người dân phải di dời trong đêm đi tránh lũ.
Mưa lớn kèm nước sông Cầu dâng cao đã khiến nhiều nơi ở thành phố Thái Nguyên ngập sâu. Hàng trăm ô tô ở chung cư Tiến Bộ bị nhấn chìm trong biển nước.
Do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi gây mưa lớn ở nhiều nơi, nước từ thượng nguồn đổ dồn về các sông suối gây ngập úng nhiều khu vực ở Thái Nguyên.
Do mực nước sông Cầu liên tục dâng cao nên nhiều xã, phường trên địa bàn TP Thái Nguyên đã bị ngập lụt.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước trên sông Cầu tại trạm Thủy văn Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) lúc 1 giờ ngày 9/9/2024 đã cao trên báo động cấp III là 80 cm và có xu hướng tăng chậm. Hồ Núi Cốc trên sông Công đang tiến hành xả lũ với lưu lượng xả 150 m3/giây. Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập sâu trong nước.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước trên sông Cầu tại Trạm Thủy văn Gia Bẩy lúc 1 giờ ngày 9/9 đã cao hơn mức báo động cấp III là 80 cm và có xu hướng tăng chậm.
Tại Trạm thủy văn Gia Bẩy: Mực nước lũ lúc 1 giờ ngày 9-9 là 2.756cm, tới 3 giờ cùng ngày lên mức 2.780cm, cao hơn 80cm so với báo động cấp 3 và tiếp tục có xu thế tăng chậm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước trên sông Cầu tại trạm Thủy văn Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) lúc 1 giờ ngày 9/9/2024 đã cao trên báo động cấp III là 80 cm và có xu hướng tăng chậm. Hồ Núi Cốc trên sông Công đang tiến hành xả lũ với lưu lượng xả 150 m3/giây. Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập sâu trong nước.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (YAGI), từ ngày 6 đến 8-9, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa vừa, mưa to kèm dông, lốc, gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Dự báo mưa sẽ tiếp diễn trong 3 ngày tới, do đó các lực lượng chức năng trong tỉnh vẫn đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Ngày 8-9, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên cho biết, mực nước sông Cầu, sông Công đang có xu thế tăng. Lũ trong sông lên cao, có nguy cơ gây ngập lụt vùng ven sông, sạt lở bờ sông...
Ngày 7/9, kiểm tra tại các điểm xung yếu, nguy cơ bị thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng chỉ đạo: Các địa phương, các ngành trong tỉnh phòng chống, khắc phục hậu quả bão số 3 với tinh thần chủ động, theo phương châm 'bốn tại chỗ' để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến 16h ngày 7/9, khu vực Bắc Bộ, có khoảng 16 ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập úng; trong đó, Hà Nội 2 ha, Quảng Ninh 14 ha.
Ngày 7/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng dẫn đầu Đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 3.
Sáng 7-9, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng dẫn đầu Đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 3 (Yagi) tại các thành phố: Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, tân Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã cùng với người dân trên địa bàn tập trung ứng phó bão số 3.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ hôm nay (7-9) đến sáng 9-9 khu vực tỉnh Thái Nguyên có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, có nơi trên 350mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ và ngập lụt: cấp 1; nguy cơ gây lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh và để chủ động ứng phó với bão số 3 (YAGI), mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp, đồng thời yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động trong mọi tình huống.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên cho biết, hiện mực nước hồ Núi Cốc đang ở cao trình +46,19m, để chủ động ứng phó với mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), để hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ, đơn vị sẽ vận hành xả nước qua tràn hồ Núi Cốc từ 14 giờ ngày 5/9 qua tràn xả lũ số 1 với lưu lượng từ 30 - 150m3/s.
Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh (31/8 - 2/9), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân phân luồng, bảo đảm TTATGT, hỗ trợ người dân di chuyển trên các tuyến, địa bàn quản lý, không để xảy ra tình trạng đua xe trái phép, ùn tắc giao thông kéo dài; Tổ chức cấp phát 1.300 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông và cấp 780 chai nước lọc miễn phí cho người dân trên đường về quê nghỉ lễ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Quốc khánh 2-9 (hay còn gọi là Tết Độc lập) vẫn luôn là ngày được nhân dân cả nước nói chung, Thái Nguyên nói riêng, hân hoan chào đón bằng nhiều hình thức.
Để đảm bảo dung tích phòng lũ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã vận hành xả nước qua tràn xả lũ số 1 hồ Núi Cốc vào lúc 14 giờ ngày 30/8.
Trận mưa to đêm 29, rạng sáng 30-8, khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập lụt, giao thông chia cắt, nhiều hộ dân bị cô lập...
Bắt đầu từ 14 giờ chiều 30-8, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc (ảnh).
Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên nhằm giới thiệu, quảng bá về vùng đất, con người, các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn; qua đó tăng cường các hoạt động xúc tiến, liên kết phát triển du lịch...
Lãnh đạo ngành Du lịch 2 tỉnh Thái Nguyên và Quảng Ninh giới thiệu tiềm năng, lợi thế, sản phẩm du lịch của địa phương. Đồng thời, cam kết thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch lẫn nhau.
Ngày 9/8/2024 vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam khánh thành Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng theo chỉ đạo của Bác Hồ năm 1949, đặt tại thôn Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, gần hồ Núi Cốc. Những kỷ niệm đẹp thời sinh viên sơ tán trên mảnh đất này trong những năm chống Mỹ cứu nước lại ùa về trong tâm thức nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, để rồi sau đó hình thành bài thơ 'Núi Cốc - huyền thoại mới'.
Trận mưa lớn đêm 22-8, rạng sáng 23-8, khiến nhiều khu vực tại tỉnh Thái Nguyên bị ngập lụt; nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Thái Nguyên bị ngập sâu. Một người bị mất tích.