UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Nắng hạn kéo dài, khiến nhiều hồ chứa, sông suối ở Ninh Thuận cạn trơ đáy. Nông dân phải đội đèn thâu đêm, chắt chiu từng nguồn nước nhỏ để cứu cây trồng.
Chiều 8/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tình hình hạn đang diễn biến phức tạp tại các huyện Ninh Hải và Thuận Bắc và đề ra những giải pháp để cung ứng nước sinh hoạt cho người dân, nước sản xuất và chăn nuôi gia súc trong mùa khô năm 2024.
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận chưa ghi nhận việc dự án điện mặt trời ven hồ chứa thủy lợi gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát các công trình thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ nhằm tìm hiểu việc bảo đảm nước tưới tiêu và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, nhất là dịp cao điểm nắng nóng này.
Hồ Ông Kinh (huyện Ninh Hải) có dung tích 0,83 triệu m3 nhưng đã cạn trơ đáy nhiều tháng qua, kể từ khi tỉnh Ninh Thuận bước vào thời kỳ cao điểm mùa khô...
Hồ chứa nước Sông Biêu thuộc địa bàn xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về hướng Tây - Nam. Hồ chứa nước Sông Biêu có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, hạn chế lưu lượng nước lũ trong mùa mưa bão cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn thuộc xã Phước Hà và xã Nhị Hà. Đây cũng là nơi có phong cảnh đẹp được nhiều bạn trẻ tìm đến check-in, sống ảo và khám phá thiên nhiên nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Công ty khai thác công trình Thủy lợi Ninh Thuận khẳng định không xả nước cho dự án điện mặt trời trong lòng hồ thi công.
Trước tình hình các hồ chứa cạn kiệt, trong vụ hè thu 2020, các tỉnh Nam Trung Bộ ưu tiên nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi, cây trồng lâu năm và các ngành trọng điểm của tỉnh.