Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn đối với du khách khi tới Đồng bằng sông Cửu Long. Song hiện nay, đã xuất hiện tình trạng trùng lặp sản phẩm, dịch vụ giữa một số điểm đến, địa phương có nét tương đồng về tài nguyên du lịch.
Sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự hấp dẫn cũng như hiệu quả kinh doanh du lịch. Do đó, xây dựng và khai thác sản phẩm theo hướng vừa phát huy thế mạnh nguồn tài nguyên đặc thù vừa có sự chọn lọc để sản phẩm thực sự đặc sắc, không trùng lặp là vấn đề đặt ra đối với du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy không nhiều lợi thế để du lịch (DL) 'cất cánh' như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vẫn nỗ lực khai thác điều kiện đặc thù bản địa. UBND huyện xác định, phát triển DL là một trong những động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nếu đánh giá đúng thực trạng và đầu tư hợp lý, sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội...
Chủ đề 'Năm nông nghiệp' được huyện Phú Tân (An Giang) duy trì thực hiện xuyên suốt từ năm 2017 đến nay, qua đó đã khẳng định hướng đi đúng của chính quyền địa phương khi chọn chủ đề này để tập trung điều hành, lãnh đạo.
Tháng 7 (âm lịch), những dòng nước chở nặng phù sa tràn về bồi đắp cho đồng bằng châu thổ. Khi ấy, bạn có thể đến An Giang để khám phá những điểm du lịch độc đáo gắn với mùa nước nổi và có trải nghiệm mới mẻ về một miền Tây thân thương, chất phác.
Du lịch (DL) nông nghiệp là phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, mở ra cơ hội cho các vùng sản xuất thuần nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế. An Giang là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai dự án phát triển DL nông nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, ngành du lịch các địa phương thuộc cụm liên kết, hợp tác phát triển du lịch phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch căn cơ, 'dài hơi' góp phần khẳng định thương hiệu du lịch toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở phát huy tốt đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và đặc trưng văn hóa.
UBND tỉnh An Giang vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (theo Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15-9-2019 của Chính phủ).
Nằm ở vùng hạ lưu Châu thổ, An Giang được hưởng thụ hương phù sa ngọt ngào từ sông mẹ Mê Công. Thông lệ hằng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn tràn về sông rạch, đồng ruộng An Giang chở theo bao quà tặng thiên nhiên là phù sa, tôm cá. Và đó cũng là tiềm năng khai thác du lịch độc đáo ở địa phương này.