Công an xác định, 2 nạn nhân trong vụ cháy nhà 3 tầng trong hẻm ở TPHCM là bà cụ 91 tuổi và người đàn ông 55 tuổi.
Nước các hồ thủy điện khu vực phía Bắc tăng nhanh, hiện vượt 8-22m so với mực nước chết – ngưỡng nước phát điện an toàn. Trong trường hợp cực đoan không có lũ về, miền Bắc vẫn có thể sử dụng lượng nước còn lại trong hồ kết hợp với lưu lượng nước tự nhiên về hồ để phát điện và đảm bảo nhu cầu sử dụng cho người dân, doanh nghiệp trong tháng 7-2023.
Các hồ chứa lớn phía Bắc đang nâng cao mực nước, song vẫn phải hạn chế huy động phát điện để dự phòng cho đợt nắng nóng tiếp theo, một số hồ vừa, nhỏ đã phải điều tiết nước lũ.
Trong 2 ngày qua, một số tỉnh trong khu vực Tây Bắc có mưa trên diện rộng; một số địa phương có mưa to cục bộ, như tỉnh Lai Châu, trong ngày hôm nay (24/6), tổng lượng mưa phổ biến từ 70 – 150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt; các huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La, lượng mưa phổ biến từ 40 – 100mm/24h…
Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan giải quyết dứt điểm việc thiếu điện trong tháng 6/2023, và xử lý các vướng mắc phát sinh.
Nắng nóng nên cần tiếp tục tăng cường biện pháp tiết kiệm điện. Bởi phụ tải toàn hệ thống điện có giảm nhưng vẫn ở mức cao, đạt 815,8 triệu kWh.
Theo số liệu cập nhật sáng ngày 15-6 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), ngày 14-6, phụ tải toàn hệ thống điện có giảm hơn so với ngày hôm qua nhưng vẫn ở mức cao, đạt 815,8 triệu kWh; phụ tải ở miền Bắc đã giảm hơn so với ngày trước đó, trong khi phụ tải ở miền Trung và Nam tăng lên do thời tiết nắng nóng. Trong đó miền Bắc ước khoảng 375,4 triệu kWh, miền Trung khoảng 79,3 triệu kWh, miền Nam khoảng 360,4 triệu kWh.
Phụ tải, công suất đỉnh của hệ thống điện ngày 14/6 vẫn ở mức cao. Nắng nóng tiếp tục phức tạp, cần tăng cường biện pháp tiết kiệm điện
Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) và chủ quản lý các hồ thủy điện, ngày 13-6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện ở thượng nguồn Tây Bắc tiếp tục tăng nhẹ, nhưng chưa đủ để cải thiện tình hình cung ứng điện.
Ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết, lượng nước về hồ Thủy điện Hòa Bình rất thấp, nếu khai thác tối đa chỉ khoảng 12-13 ngày, mực nước hồ sẽ về mực nước chết.
Để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện, theo các chuyên gia, việc cần làm ngay là phải sớm gỡ rào cản cơ chế, đẩy nhanh đầu tư xây dựng các dự án điện mới.
Theo Bộ Công Thương, mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đều đã trên mực nước chết, một số tổ máy bị sự cố ngắn cũng đã hòa lại vào lưới điện quốc gia.
Hội đồng thành viên EVN yêu cầu Tổng Giám đốc quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo phục vụ làm việc với Đoàn thanh tra của Bộ Công Thương về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn.
Trận mưa lớn vừa qua làm mực nước tại hồ Thủy điện Sơn La, Lai Châu được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đủ để các tổ máy có thể hoạt động trở lại bình thường.
Hiện nay, lượng nước về hồ thủy điện Hòa Bình rất thấp, chỉ khoảng 40m3/s; mực nước mặt hồ xấp xỉ 103m, cách mực nước 'chết' 23m.
Số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), phụ tải toàn hệ thống điện ngày 10/6 đạt 788,3 triệu kWh. Trong đó miền Bắc ước khoảng 384,6 triệu kWh, miền Trung khoảng 73,2 triệu kWh, miền Nam khoảng 330,1 triệu kWh.
Ngày 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000MW, qua đó góp phẩm giảm tải cắt điện cho khu vực.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng ngoài trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng phải có trách nhiệm với tình trạng thiếu điện.
Hàng loạt hồ thủy điện ở Việt Nam có lưu lượng nước về rất thấp. Trong đó, nhiều hồ thủy điện ở mức nước chết, phải ngừng hoạt động.
Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, đến ngày 10/6 công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW.
9 hồ thủy điện về mực nước chết, 11 nhà máy phải dừng phát, gây thiếu hụt cho miền Bắc khoảng 5.000 MW.
Theo đại diện Bộ Công Thương, tính đến ngày 6/6, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà. Riêng hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã phải chạy xuống dưới mực nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12, 13 tháng 6.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến năm 2030, phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết; Yêu cầu thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT...
Nắng nóng, khô hạn đã khiến hàng loạt hồ thủy điện thiếu nước sản xuất điện, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện, rất cần sự chia sẻ của người dân.
Một số thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na...
Ngày 8/6, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có báo cáo Bộ trưởng Công Thương về tình hình vận hành hồ chứa thủy điện trong ngày 8/6.
Ngày 8-6, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, một số nhà máy phải dừng để đảm bảo an toàn cho tổ máy khi vận hành với lưu lượng và cột nước thấp dưới thiết kế, khó có thể đáp ứng đươc việc phát điện theo quy trình vận hành hồ chứa.
Nhiều nhà máy thủy điện đã phải dừng phát điện vì mực nước không đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Hiện tại, khu vực miền Bắc chỉ còn hồ thủy điện Hòa Bình là có thể duy trì phát điện và kéo dài đến khoảng ngày 13-6. Hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày, theo đại diện Bộ Công Thương.
Chiều 7/6, Bộ Công Thương đã thông tin với báo chí về tình hình cung ứng điện mùa nắng nóng 2023 với sự tham dự của Lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững và Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Hệ thống miền Bắc thiếu hụt 4.350 MW, tương đương 30,9-50,8 triệu kWh một ngày, nên đối mặt khả năng 'giờ nào cũng thiếu'.
Lãnh đạo EVN khẳng định sẽ cố gắng bảo đảm tốt nhất vận hành hệ thống, duy trì vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, song bày tỏ mong muốn khách hàng, người dân chia sẻ, thông cảm với tình hình hiện nay.
Tại cuộc trao đổi với báo chí hôm qua (7/6) về tình hình cung ứng điện, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.
Tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc có thể huy động chỉ đạt 17.500 - 17.900MW trong khi nhu cầu có thể lên cao 24.000MW trong những ngày tới. Như vậy, hệ thống điện miền Bắc đối mặt nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.
Thông tin từ Bộ Công Thương, hiện nhiều hồ thủy điện đã dưới mực nước chết nhưng vẫn đang phải tiếp tục phát điện nhằm đảm bảo điện cho đời sống nhân dân.
'Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả nhân dân, doanh nghiệp' - ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết.
Thủy điện đã phải vận hành dưới mức nước chết, nhiệt điện suy giảm công suất do huy động tối đa trong thời gian dài, khả năng truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc luôn ở ngưỡng giới hạn cao,… Bộ Công Thương và ngành Điện mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của người dân, khách hàng khi phải tiết giảm điện trong tình hình nguồn cung điện ở phía Bắc còn rất nhiều khó khăn.
Hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW với sản lượng không đáp ứng được trung bình ngày khoảng là 30,9 triệu kWh, ngày cao nhất có thể lên tới 50,8 triệu kWh. Miền Bắc có nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày…