Tự hào nơi thành lập Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn

Tọa lạc ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Di tích lịch sử cấp quốc gia Vườn nhà ông Hương bộ Nguyễn Văn Thỏ (ông Bộ Thỏ) là 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Nơi đây gắn liền với sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn vào ngày 06/3/1930, một dấu mốc quan trọng trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Nhà hội Bình Trước

Cách đây 88 năm, Nhà hội Bình Trước được viên chủ tỉnh Biên Hòa người Pháp Bolen chủ trương xây dựng, làm chỗ hội họp của hương chức, hội tề địa phương. Công trình có kiến trúc khá độc đáo, nổi bật là những mảng trang trí về nghệ thuật gốm, điêu khắc gỗ.

Hòa thượng Thích Phước Quang (1908 – 1988)

Hòa thượng Thích Phước Quang thế danh Tiêu Mao, sinh ngày 28-4 Mậu Thân (1908) tại làng Tân Hội, huyện Vạn Linh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình nông dân, thân phụ là cụ Tiêu Minh, thân mẫu là cụ Ấu Quý. Ngài tham gia phong trào Tam Dân do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Năm 1927, bị Tưởng Giới Thạch khủng bố, cả gia đình chạy sang Việt Nam, vào Chợ Lớn, xuống Định Tường làm công cho tiệm giải khát tại thành phố Mỹ Tho để kiếm sống.

Khổ vì chồng hay 'nổ'

Trong cuộc sống, nhiều phụ nữ thường so bì, sao chồng người ta hoạt bát, quảng giao, còn chồng mình thì khù khờ, ấm ớ hội tề cạy miệng cũng không nói. Thế nhưng, cũng không ít bà vợ đau khổ khi phải sống chung với những ông chồng có tính hay khoác lác.

TX. Gò Công lên thành phố Gò Công

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập phường An Điền, An Tây thuộc TX. Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Nghị quyết về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh chỉ đạo thực hiện đường lối 'toàn dân kháng chiến' trên Chiến trường Bình - Trị - Thiên (1946 - 1950)

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân và sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.

Thú vị làng Phước An

Nhắc đến địa danh Phước An (H.Nhơn Trạch), nhiều người vẫn không quên tên gọi 'thủ đô kháng chiến' của một thời chiến đấu chống Pháp đuổi Mỹ oanh liệt của vùng đất này. Không chỉ thế, trong lịch sử hình thành và phát triển, Phước An ẩn chứa lắm điều thú vị.

Huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Sáng 22/10, tại huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thủy Nguyên tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi (25/10/1948-25/10/2023).

Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Sáng nay (22/10), Huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi (25/10/1948 – 25/10/2023).

CLIP: Chuyện ít biết về thủ môn của đội bóng đá nữ đầu tiên

Bà Lại Thị Chỏi ở Vĩnh Long tham gia đội bóng Cái Vồn với vị trí thủ môn. Đây được xem là đội bóng đá nữ đầu tiên của Việt Nam.

ZOYA của Việt Nam

ZOYA ANATOLYEVNA KOSMODEMYANSKAYA sinh ngày 13/9/1923, là đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Liên Xô, khi còn là học sinh trung học, chị đã tình nguyện gia nhập lực lượng du kích chống phát xít Đức, sau đó gia nhập lực lượng quân báo của Hồng quân Liên Xô.

Tiếng thơm Nguyễn Đức Sáu

Gần tròn 70 năm trôi qua, tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Sách, Chính trị viên Huyện đội, vẫn sáng mãi.

Tiếng thơm Nguyễn Đức Sáu

Gần tròn 70 năm trôi qua, tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Sách, Chính trị viên Huyện đội, vẫn sáng mãi.

Về Chợ Cũ thăm ngôi đình hơn trăm năm tuổi

Trải qua hơn trăm năm, đình thần Mỹ Xuyên ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) vẫn vẹn nguyên nét cổ xưa, trang nghiêm, là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người bản xứ.

Khai hạ đầu xuân

Năm nay (Quý Mão 2023), cán bộ công chức đi làm từ mùng 6 tết, nhưng các đình Hiệp Ninh, Thái Bình vẫn giữ lệ xưa, làm lễ khai hạ (hạ nêu) vào mùng 7 Tết.

Khu Di tích Nhà ông Bộ Thỏ - Nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã 93 mùa xuân có Đảng nhưng huyện Đức Hòa - vùng quê ghi dấu sự kiện trọng đại thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu di tích Nhà ông Bộ Thỏ) thật sự chuyển mình. Những tuyến đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp ngày nào giờ được nâng cấp, láng nhựa, bêtông rộng rãi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều năm nay, nơi đây trở thành địa điểm giáo dục cho thế hệ trẻ.

Chuyện về 'Chiến sĩ gang thép' Nguyễn Văn Quới

Đồng chí Nguyễn Văn Quới bí danh Bảy Quới, sinh năm 1911 tại làng Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình nông dân. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, trở thành một hạt nhân nòng cốt trong phong trào cách mạng của xã nhà.

Tản mạn về 'xóm cù lao' - đường Hương Mão

Những năm 1980, tôi có mấy lần đi vào đường Phan Xích Long mà như lạc vào một vùng quê. Thật lạ lùng, giữa vùng Phú Nhuận lại có một lõm không gian đầy ao rau muống, cầu gỗ chật chội và những túp nhà lụp sụp nằm sát bên bờ rạch mà người ta gọi là xóm cù lao.

Nhiều hộ dân chật vật vì không biết đi hay ở

Khu di tích lịch sử - văn hóa Bến Đình nằm trên địa bàn ấp B, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu, diện tích rộng 7,5 ha. Tại đây, từ nhiều năm qua, có hàng chục hộ dân trông chờ quyết định của chính quyền địa phương và ngành chức năng về việc phải di dời nhà cửa đi nơi khác hay tiếp tục ở lại trong khu di tích.

Về Châu Bình nhớ sự tích 'Ông Cả Cọp'

Bất cứ ai là dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều biết về sự tích 'Ông Cả Cọp' ở xã Châu Bình. Đó là chuyện của một con cọp làm Hương cả của làng Châu Bình. Bạn của tôi là anh Huỳnh Phúc Hậu - phóng viên Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Bến Tre, chia sẻ, mấy chục năm sinh sống và định cư tại mảnh đất Giồng Trôm, từ nhỏ, anh và mọi người nơi đây được nghe người xưa kể về sự tích 'Ông Cả Cọp'. Đây là một trong những giai thoại đặc sắc, được truyền tụng trong quá trình ông cha ta khai hoang, di dân lập ấp tại vùng đất Bến Tre khi xưa.

Học Lạc - Nhà thơ trào phúng nổi tiếng đất phương Nam

Học Lạc tên thật Nguyễn Văn Lạc, sinh năm 1842, thôn Mỹ Chánh, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Học Lạc có tài làm thơ Nôm rất giỏi, xuất khẩu thành thơ… Ông là bạn học cùng với Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân), Bùi Hữu Nghĩa, Phan Hiển Đạo…ĐÔI NÉT VỀ 'HỌC SINH LẠC'

Nối tiếp truyền thống cách mạng

76 năm trôi qua, ký ức hào hùng về Cách mạng Tháng Tám vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính Bộ đội Cụ Hồ. Phát huy truyền thống cách mạng qua các cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Long An triển khai toàn diện trên các mặt công tác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xây dựng lực lượng Công an ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân và 16 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19-8), phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh về những thành tích mà lực lượng Công an toàn tỉnh đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Địa danh Thạnh Thới An

Thạnh Thới An là một xã nông thôn nằm ở phía Tây Nam của huyện Trần Đề, gồm có 6 ấp: Đầy Hương, Tiên Cường, Hưng Thới, An Hòa, Tắc Bướm và Thanh Nhàn.

Mỹ Xuyên phát huy truyền thống hào hùng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ

Cách đây 80 năm, ngày 23-11-1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, nhân dân Nam kỳ đã đồng loạt tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại ách cai trị, áp bức của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tại Sóc Trăng, chấp hành sự lãnh đạo của Xứ ủy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy lâm thời, kế hoạch khởi nghĩa được triển khai ở nhiều nơi như: An Lạc Thôn, đồn điền La Bách (quận Kế Sách); ngã tư Cột Lồng Đèn (thuộc tỉnh lỵ Sóc Trăng); Châu Khánh, Trường Khánh, Tân Thạnh (huyện Long Phú); Lạc Hòa (huyện Vĩnh Châu). Riêng làng Hòa Tú là nơi được Liên tỉnh ủy và Tỉnh ủy lâm thời Sóc Trăng tập trung chỉ đạo phong trào cách mạng trong nhiều năm liền, tổ chức đảng và các hội quần chúng khá mạnh. Khi được phổ biến chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa của Xứ ủy, công tác tổ chức, xây dựng lực lượng được chi bộ tiến hành khẩn trương, bí mật. Đồng chí Văn Ngọc Chính - Bí thư chi bộ cùng các đảng viên thảo luận chuẩn bị kỹ phương án đánh chiếm các mục tiêu khi khởi nghĩa diễn ra.

Bài học toàn dân đoàn kết trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ là sự kiện chói lọi khi phong trào cách mạng của nước ta bước vào thời kỳ mới: Thời kỳ Đảng ta có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nêu cao ngọn cờ chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tuy chưa thành công và bị đàn áp dã man, nhưng đã để lại nhiều bài học lịch sử vô cùng quý báu.

Khúc tráng ca khởi nghĩa Nam kỳ vẫn còn vang vọng mãi…

80 năm đã trôi qua, nhưng ngày 23-11-1940 - Ngày Nam kỳ khởi nghĩa - mãi mãi là cột mốc sừng sững bất diệt trong dòng chảy của thời gian, là dấu son chói lọi trong thiên sử hào hùng của dân tộc ta.

Sống anh hùng, chết lưu danh

Trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, với tinh thần dũng cảm chiến đấu, hy sinh, những người khởi nghĩa là những tấm gương chói lọi trong lịch sử cách mạng của nhân dân ta. Ông già Chợ bị bọn hội tề bắt được đem nạp cho đế quốc, chúng đánh ông đến chết vẫn không khai thác được gì.

Cai Lậy: Từ Đông Dương đại hội đến Khởi nghĩa Nam kỳ

Năm 1936, tình hình thế giới có nhiều biến động. Mặt trận Bình dân Pháp, nòng cốt là Đảng Cộng sản Pháp giành thắng lợi và lên cầm quyền thi hành một số quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa. Phong trào Đông Dương đại hội ra đời trong bối cảnh đó. Đây là một cao trào cách mạng đã tập họp lực lượng, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Những người từng tham gia phong trào này tiếp tục đứng vào hàng ngũ chỉ huy cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ cùng nhân dân đấu tranh 'sống chết' với kẻ thù.

5 thành tựu của cuộc khởi nghĩa tháng 11-1940 ở tỉnh Mỹ Tho

Cuộc khởi nghĩa tháng 11-1940 ở tỉnh Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho được đông đảo nhân dân tham gia, với tinh thần chiến đấu anh dũng, nhưng do điều kiện khách quan chưa thuận lợi, thời cơ giành chính quyền chưa xuất hiện, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nên khởi nghĩa chưa giành thắng lợi. Quân Pháp dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu, nhưng đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Tạo niềm tin cho nhân dân trong những ngày đầu theo Đảng

Từ 3 giờ ngày 24-8-1945, gần 30 ngàn người từ các xã lần lượt kéo về TX. Gò Công biểu dương lực lượng. Đồng chí Nguyễn Văn Côn thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng lâm thời tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) tuyên bố lý do cuộc mít tinh và đọc 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đồng chí tuyên bố chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Quần chúng phấn khởi hô vang khẩu hiệu: Việt Nam độc lập muôn năm! Sau cuộc mít tinh, đoàn biểu tình phân tán về các địa phương tiến hành giải tán các ban hội tề và thành lập chính quyền cách mạng cấp xã.

Lực lượng Công an đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (bài 2)

Ra đời trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lực lượng Công an nhân dân (CAND) dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần quan trọng vào thành công chung của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Cùng với lực lượng Công an cả nước, lực lượng An ninh đối ngoại Công an tỉnh Hòa Bình đã vượt qua khó khăn, thách thức, lập nhiều chiến công hiển hách với danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nhìn lại chặng đường 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành để thấy rõ hơn trách nhiệm lịch sử, vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng An ninh đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ ANCT-TTATXH, phục vụ công cuộc phát triển KT-XH ở địa phương.