Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024.
Chiều 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024.
Chỉ tính riêng quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Nguyên đạt gần 1,2 triệu lượt, thu về khoảng 350 tỷ đồng. Từ đà tăng trưởng trên, tỉnh quyết tâm nắm bắt cơ hội để xúc tiến, quảng bá hình ảnh tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác, sản xuất tour du lịch với các đơn vị trong khu vực và quốc tế.
Tháng 3, vùng cao Võ Nhai trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Người dân ở khắp các xã, thị trấn và đông đảo du khách đổ về trung tâm huyện tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực truyền thống và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc...
Xã Phú Thượng (Võ Nhai) được thiên nhiên ưu ái ban tặng một quần thể hang động tuyệt đẹp, với hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà... Nay, khu vực hang động này đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo khang trang, sạch, đẹp.
Với gần 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 20 nghìn lượt và tổng doanh thu từ du lịch đạt 2.114 tỉ đồng, tăng 18,75% so với cùng kỳ; năm 2023 được coi là bước phát triển nhảy vọt của du lịch Thái Nguyên.
Gần 100 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, 2 đảng viên Sằm Thị Văn, Nông Thị Cầm luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng và là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
Là quê hương cách mạng với nhiều 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống, huyện Võ Nhai đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. Qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống lịch sử của địa phương.
Với bề dày về lịch sử, văn hóa cùng những điều kiện thuận lợi về du lịch tự nhiên, danh lam thắng cảnh nổi tiếng là tiềm năng, lợi thế để Thái Nguyên phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Đồng thời, góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sinh kế, ổn định cuộc sống của đồng bào DTTS.
Là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để khai thác phát triển ngành du lịch với các loại hình như: Du lịch về nguồn, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và đặc biệt là du lịch làng nghề gắn với các vùng chè.
Tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai), những người phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ biết sản xuất nông nghiệp, chăm sóc con cái, làm việc nhà, mà còn biết liên kết làm du lịch cộng đồng...
Thời gian vừa qua và hiện nay, một số dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được xây dựng bên cạnh di tích, danh lam thắng cảnh để thu hút khách du lịch, trong một số trường hợp dẫn đến xung đột lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Làm gì để vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng?
Hằng năm, cứ độ tháng 7, tháng 8 âm lịch, khi mà những ngày nắng thu đã ngập tràn, trời dịu mát, mùa na La Hiên chín lại về.
Những nhũ đá trong hang tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo, như đang lạc vào đêm trăng kỳ diệu.
Ngành Du lịch của Thái Nguyên đặt mục tiêu, đến năm 2025 đón hơn 3,2 triệu lượt khách, đạt tổng doanh thu 3.000 tỷ đồng/năm và đến năm 2030 sẽ đón 5,6 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 6.600 tỷ đồng/năm.
Thái Nguyên đặt quyết tâm cao phấn đấu đến năm 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, cảnh quan, hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được xếp hạng di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia khá sớm, từ năm 1994. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo tồn, khai thác di tích, danh thắng này đang bộc lộ nhiều bất cập, tỉnh Thái Nguyên cần ban hành cơ chế phù hợp để bảo tồn, phát huy giá trị di tích và bảo đảm lợi ích các bên liên quan.
Sau khi Báo Nhân Dân điện tử đã phản ánh bài: 'Nhập nhèm' thu phí danh thắng suối Mỏ Gà ở Thái Nguyên?, Sở Tài chính Thái Nguyên đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thái Nguyên phối hợp, cung cấp thông tin, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét thực tế hiện nay.
Mặc dù tỉnh Thái Nguyên chưa ban hành quy định, mức thu phí đối với các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, nhưng khách du lịch đến với di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà ở huyện Võ Nhai dường như lại đang bị thu phí.
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2023, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines và UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện giai đoạn 2023-2027, mở ra cơ hội hai bên phát triển xúc tiến du lịch, đầu tư thương mại và hàng không.
Du lịch Thái Nguyên hứa hẹn đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này, cùng với đó là gắn liền với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tại buổi Khai mạc Mùa Du lịch Thái Nguyên năm 2023, Tổng công ty Hàng không Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên ký hợp tác toàn diện giai đoạn 2023 – 2027.
Tối 11/5, tại Khu đô thị Danko City, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ khai mạc Mùa du lịch năm 2023 với chủ đề 'Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc'.
Theo quốc lộ 1B, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, nằm dưới dãy núi Phượng Hoàng hùng vĩ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng; làng bản đồng bào dân tộc Tày xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) với nét văn hóa bản địa mộc mạc đang được khơi dậy để phát triển du lịch, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay người lao động được nghỉ liên tiếp 5 ngày. Đây là thời gian lý tưởng để mọi người nghỉ ngơi và tham quan du lịch. Điểm đến Thái Nguyên hiện có nhiều loại hình du lịch với những điểm đến ấn tượng, cuốn hút, đáp ứng nhu cầu của du khách đến khám phá, trải nghiệm.
Trong danh mục kêu gọi đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách của tỉnh Thái Nguyên, có dự án trường đua ngựa, tổ hợp thương mại dịch vụ Núi Văn Núi Võ, huyện Đại Từ và nhiều dự án sân golf khác.
Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt, tỉnh này sẽ có dự án tổ hợp thương mại dịch vụ, thương mại, du lịch kết hợp trường đua ngựa Núi Văn Núi Võ tại huyện Đại Từ.
Du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà là một trong những dòng sản phẩm du lịch chính của Thái Nguyên hiện nay.
Dự án trường đua ngựa, tổ hợp thương mại dịch vụ Núi Văn Núi Võ nằm ở huyện Đại Từ.
Thái Nguyên không chỉ sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn có những điểm đến hang động hấp dẫn. Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà ở xã Phú Thượng (Võ Nhai) là một minh chứng tiêu biểu. Những năm gần đây, địa điểm này được quan tâm đầu tư xây dựng trở thành điểm du lịch sinh thái. Vẻ đẹp vốn có, cùng sự đầu tư đúng hướng đã thu hút ngày càng đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.
Thái Nguyên không chỉ sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn có những điểm đến hang động hấp dẫn. Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà ở xã Phú Thượng (Võ Nhai) là một minh chứng tiêu biểu.
Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên công bố quyết định công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, qua đó đã tạo nên một điểm nhấn mới trong hành trình du lịch của du khách khi đến với Thái Nguyên.
Xóm Mỏ Gà có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành. Người dân chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng còn lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà được quản lý, vận hành bởi Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm nghiệp Phú Thượng từ tháng 8-2022. Trong năm 2022, Điểm du lịch đã đón tiếp trên 1.100 lượt khách, doanh thu khoảng 350 triệu đồng. Ngày 30-12-2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà.
Cùng với sự chuẩn bị chu đáo của các chủ thể, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp tỉnh đang tiến hành chấm điểm theo các tiêu chí quy định, đảm bảo tính khách quan, minh bạch để các sản phẩm được công nhận OCOP có sức lan tỏa.
Đầu Đông, rét nhẹ, nắng dịu dàng, vùng quê Võ Nhai hiện lên thật đẹp với những dãy núi đá vôi trải dài theo tuyến Quốc lộ 1B.
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 45km, Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai) gồm hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà là điểm du lịch hang động hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Hang Phượng Hoàng thuộc kiểu hang khô, có độ cao khoảng 500m so với cánh đồng xã Phú Thượng bên dưới. Hang có chu vi 380m, dài 476m, chiều cao từ đỉnh hang xuống đáy là 70m, được chia thành ba tầng: Tầng trên cùng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng và tầng cuối là hang Tối.
Trong những năm gần đây, bên cạnh phát triển các loài cá bản địa, ngành thủy sản đã quan tâm đến việc nhập nội các loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá hồi, cá trắng… Các đối tượng nuôi mới này được chứng minh là có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều vùng miền nước ta, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây nguyên, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước lạnh.
Mùa hè thực sự là 'Mùa du lịch' của Thái Nguyên với rất nhiều điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chào đón du khách như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân, suối Kẹm, thác Khuôn Tát... Trong số đó hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai được coi là một điểm đến khá lý tưởng để 'giải nhiệt' trong mùa hè oi bức.
Thác Nặm Rứt - nơi được ví như một nàng công chúa ngủ trong rừng đang là một trong số những địa danh du lịch ở Thái Nguyên được giới trẻ 'đổ xô' khám phá dịp hè này. Điểm 'hút khách' của thác là không gian thiên nhiên xanh, trong lành và vẻ xinh đẹp mơ màng của thác nước tự nhiên ở vùng đất huyền thoại xứ trà.
Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng các điểm đến, khách sạn tại Thái Nguyên vẫn quyết tâm khôi phục hoạt động, vì du lịch và dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tỉnh Thái Nguyên xác định phát triển 4 sản phẩm du lịch chính nhằm đạt mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 10%/năm, đến năm 2025 đón hơn 3,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 3000 tỷ đồng/năm...
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai có 15 xã, thị trấn với dân số trên 69.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%.
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong 4 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay (từ ngày 30-4 đến 3-5), lượng khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, với tổng lượng du khách đạt trên 150 nghìn lượt, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Bắt nhịp với quá trình phục hồi du lịch trên cả nước, các doanh nghiệp du lịch Thái Nguyên đã đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút du khách trở lại sau đại dịch Covid-19.
Sáng 24/4, tại Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân ở thành phố Sông Công, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên 2022 với chủ đề 'Khám phá vùng đất huyền thoại'.
Trần Thu Trà, sinh năm 2002, sinh ra và lớn lên ở quê hương Hà Nam, đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Y Khoa trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Trà từng là học sinh chuyên Sinh trường THPT Chuyên Hà Nam, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh Giỏi. Vào đại học, cô luôn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân và tham gia tích cực các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ của trường.
Không chỉ nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cương, Thái Nguyên còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng những thắng cảnh như: Hồ Núi Cốc, suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng và nhiều địa điểm đẹp để khách du lịch mỗi khi đến đây được thỏa sức chiêm ngưỡng, hòa mình vào thiên nhiên, mải miết tạo dáng 'check in' quên cả lối về.