Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng, đồng thời cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, tổng số vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng đến ngày 30/9 đạt 14,5 triệu tỷ đồng, trong khi đó, dư nợ cho vay đạt 14,7 triệu tỷ đồng.
Tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024 diễn ra chiều 17/10, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, quý III vừa qua đã mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ trên toàn cầu có dấu hiệu ổn định trở lại, đặc biệt sau khi Fed cắt giảm lãi suất và nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Điều này đã giảm áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho biết, việc cho vay vượt huy động bởi phần vượt hơn chính là vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại, đồng thời khẳng định 'không có chuyện 14-15 triệu tỷ đồng còn nằm tại ngân hàng'.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ cởi mở, nhằm hỗ trợ được nhiều vốn hơn, hỗ trợ lãi suất tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định 'không có chuyện 14-15 triệu tỷ đồng còn nằm tại ngân hàng' bởi huy động được bao nhiêu các ngân hàng đã cho vay ra nền kinh tế.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, trong 9 tháng đầu năm 2024 và Quý III.2024, kinh tế trong nước và thế giới có những thuận lợi và khó khăn đan xen.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, từ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến yêu cầu từ thị trường quốc tế. Những giải pháp cụ thể từ các cấp chính quyền sẽ là 'chìa khóa' để giúp nông dân vươn lên mạnh mẽ, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị nông sản. Đây là khẳng định tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9 năm 2024 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp tổ chức sáng 14/10, tại Hà Nội.
Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9 năm 2024. Đây là lần đầu tiên, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị của nông dân với thông điệp là 'Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe'.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, công tác khắc phục rừng bị thiệt hại sau bão trên địa bàn tỉnh này gặp rất nhiều khó khăn. Quảng Ninh đang khẩn trương lên phương án cứu hơn 120.000 ha rừng nguy cơ chết héo sau bão.
Đề xuất được chuyên gia trong ngành ngân hàng đưa ra, cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi triển khai cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do bão Yagi gây ra.
Nhiều doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp mong muốn chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh nhanh chóng được triển khai.
Tạm dừng chưa thu lãi, gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay bổ sung… là chính sách được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Nội triển khai nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong thời gian vừa qua.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau bão, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế phù hợp với tình hình mới là một số giải pháp của tỉnh Quảng Ninh nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm nay.
Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.
Từ bối cảnh kinh tế - xã hội 9 tháng năm 20204, Tổng cục Thống kê nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,8-7% trong năm nay vẫn là thách thức lớn, cần nỗ lực và kiên định mục tiêu đã đề ra để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
Vượt qua ảnh hưởng nặng nề của siêu bão Yagi, GDP quý III/2024 vẫn tăng 7,04%, cao nhất so với 2 quý đầu năm (quý I/2024 tăng 5,66%GDP; quý II/ 2024 tăng 6,93%). Theo đó, GDP 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.
Nợ xấu đang trở thành vấn đề nan giải với nhiều ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thiên tai diễn biến phức tạp. Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo.
Sau cơn bão số 3 đi qua, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, nhiều doanh nghiệp, chủ tàu thuộc đội tàu du lịch Hạ Long phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng lớn. 27 tàu du lịch bị đánh chìm do bão đã khiến các chủ tàu thật sự lao đao khi vừa mới vực dậy sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, tất cả đang mong chờ những cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả để có thể sớm khôi phục, gìn giữ và phát triển đội tàu - hình ảnh đã trở thành biểu tượng của du lịch Quảng Ninh.
Tại Quảng Ninh, hiện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã cho vay mới khôi phục sản xuất với 178 khách hàng và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 481 khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Qua báo cáo của các doanh nghiệp và hiệp hội, mức độ thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất nặng nề, ước tính hàng nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến cho phép các ngân hàng được cơ cấu hạn trả nợ tối đa 1 năm với khách vay bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Tính đến ngày 25/9/2024, Hải Phòng có tổng số 13.181 khách hàng bị thiệt hại do bão, với tổng dư nợ hơn 27.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, có 481 khách hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được Agribank cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 178 khách hàng được cho vay mới để khôi phục sản xuất sau bão số 3.
Sáng 30/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình đã có cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) huyện Kim Sơn, Ninh Bình trước thềm Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.
Chủ tàu dù chấp nhận bỏ ra cả trăm triệu đồng nhưng cũng chưa thể trục vớt phương tiện bị chìm đắm do bão số 3 tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, bởi hiện không có nhiều đơn vị đủ năng lực thực hiện công việc này.
Mặc dù chịu thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3 gây ra, tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng (GRDP) đạt 2 con số trong năm 2024.
Trước những thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Quảng Ninh đang tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch trên vịnh Hạ Long bị đắm, chìm trong bão.
So với mục tiêu cả năm thu hút 3 tỷ USD vốn FDI, sau 9 tháng năm 2024, Quảng Ninh đã đạt 57% kế hoạch, tương ứng 1,7 tỷ USD.
Quảng Ninh đang tập trung khắc phục khó khăn, phục hồi, tái thiết đời sống kinh tế - xã hội. Tỉnh kiên định với mục tiêu tăng trưởng (GRDP) đạt 2 con số trong năm 2024.
Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh từ giờ đến cuối năm là tập trung khắc phục khó khăn, phục hồi, tái thiết kinh tế sau bão số 3, kiểm soát tốt lạm phát, đồng thời sẽ kiên định với mục tiêu tăng trưởng (GRDP) đạt 2 con số trong năm 2024.
Nông dân xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đầu tư hàng tỷ đồng trồng chuối xuất khẩu, nuôi cá lồng đã trắng tay sau bão lũ. Nguyện vọng của người dân mong ngân hàng giãn, hoãn nợ, nới hạn ngạch cho vay tín dụng, tạo điều kiện để tái đầu tư sản xuất.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang xây dựng cơ chế, chính sách cho việc giãn, hoãn nợ cho những khách vay bị thiệt hại cho riêng cơn bão số 3.
'Chỉ mấy tiếng đồng hồ, bão quật rụng tả tơi hơn trăm tấn cam, bưởi trong vườn nhà tôi, thiệt hại 3 tỷ đồng'. Ông Nguyễn Văn Hữu nhẩm tính rồi nói thêm: 'Tiền của mất đi xót xa lắm nhưng phải làm lại ngay thôi, còn kịp đón khách về vườn'.
Theo NHNN, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký cho vay lãi suất thấp hơn từ 0,5 -2% để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 vừa qua.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143 đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đã có 17 ngân hàng công bố giải pháp giãn, hoãn nợ, triển khai giảm lãi suất cho vay trên dư nợ hiện hữu và dư nợ vay mới, phổ biến ở mức từ 1 - 2%.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm cấp nhà nước tới Cuba; Xem xét giãn, hoãn nợ cho hộ nghèo vùng lũ; Nguồn nhân lực cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam; Người dân Liban sơ tán quy mô lớn nhất trong 18 năm... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143 đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) gây ra. Trong đó thực hiện nhanh, hiệu quả các chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời xem xét khoanh nợ, giãn nợ để người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.
Hôm nay, ngày 25/9, Chính phủ Thái Lan bắt đầu phát 10.000 baht cho mỗi người dân nước này thuộc nhóm đầu tiên gồm 3,17 triệu người khuyết tật và người dễ bị tổn thương. Theo Dự án, có tổng số khoảng 14,55 triệu người Thái Lan sẽ nhận được khoản hỗ trợ kể trên trong tháng 9 này.
Nếu không có cơ chế hỗ trợ, năm nay, hàng loạt ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ trích lập dự phòng nợ xấu đột ngột tăng vọt, ăn mòn lợi nhuận.
Nhằm giải quyết, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa, lũ sau bão đạt hiệu quả tốt nhất, ngày 24/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của T.Ư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung thực hiện tốt một số giải pháp.
Tại Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 diễn ra cuối tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 70 năm qua tại đất liền. Cơn bão đã tác động trực tiếp tới nền kinh tế, theo số liệu thống kê đến ngày 17/9, thiệt hại đối với nền kinh tế là trên 50.000 tỷ đồng, dự báo làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 0,15%.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư về cơ cấu nợ để các tổ chức tín dụng có thêm điều kiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau thảm họa bão lũ vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bản chất nợ vẫn còn đó, sau 1 – 2 năm lại trở thành nợ xấu. Thay vì giãn, hoãn, Nhà nước nên có cơ chế khoanh nợ đối với những nhóm khách hàng bị tổn thất nặng nề....