Nghề hầm than gắn bó với người dân Cà Mau từ bao đời qua, đặc biệt là những hộ dân ở xứ ven rừng. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều hộ dân vẫn bám trụ với nghề.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) thực sự đã mang lại sinh khí, động lực mạnh mẽ để xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, phát triển nhanh, bền vững.
Nông thôn U Minh hôm nay đang bừng lên sức sống mới, nhiều công trình cầu, lộ nông thôn, trường học, điện lưới quốc gia phủ kín. Vùng quê nghèo khó ngày nào đang từng ngày phát triển. Những mô hình kinh tế mới, cách làm hiệu quả đan xen với vạt rừng tràm xanh giúp người dân 'đổi đời' và làm giàu chính đáng.
Nhỏ hơn sông quê là cái mương, theo lời người lớn giải thích, gọi là mương vì nó có chiều dài và kết nối với mấy con mương khác, tạo thành một mạng lưới dẫn nước đi khắp xóm. Có mương đủ rộng để vừa bơi một chiếc xuồng ba lá len lỏi, rồi chạy thẳng ra phía sông lớn.
Nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Nổi (ngụ ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) khiếu nại, đòi lại đất đã xây dựng trụ sở UBND xã Phước Hưng (huyện An Phú). Xoay quanh việc khiếu nại của ông Nổi, Thường trực UBMTTQVN tỉnh đề nghị UBND tỉnh kiểm tra lại vụ việc, sớm tổ chức tiếp dân và đối thoại với ông Nguyễn Văn Nổi để tìm ra giải pháp, giải quyết thỏa đáng, phù hợp với quy định pháp luật.
Chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được huyện Châu Thành, tỉnh Long An quan tâm thực hiện. Các cấp chính quyền của huyện triển khai nhiều chương trình, đề án nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Trong đó, việc hỗ trợ nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở được triển khai mạnh mẽ tại các địa phương và mang lại hiệu quả tích cực.
Nhịp sống thị thành, đất chật người đông, từ thiết kế nhà cửa, công trình đến các vật dụng trong gia đình đều ưu tiên tính gọn nhẹ, đa công năng và ít chiếm diện tích.
Cách đây 7 năm, khi vừa bắt đầu với 'canh bạc' trồng sầu riêng, bà Đỗ Thị Bay (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) chưa dám nghĩ đến ngày toàn bộ nông sản trong vườn được doanh nghiệp nước ngoài thu mua với mức giá cao.
Khi những cơn mưa già nặng hạt trút xuống núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái cũng là thời điểm các chủ vựa dưới chân núi tranh thủ thu mua trái cây của nhà vườn...
Thuở trước, đến mùa du lịch, từng bậc thang lên núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) luôn in dấu chân lữ khách. Theo thời gian, cung đường bộ này ngày càng vắng vẻ...
Hà Nội khiến người ta nhớ với những mùa hoa xuống phố, hương sắc theo bàn tay người ướp trà, ủ rượu tạo thành thứ đặc sản trứ danh. Vẫn hương sắc ngọt lành theo mùa, nhưng miệt vườn Tây Nam bộ lại say lòng người với những mùa trái ngọt sum suê.
Ở quê tôi, ngoài những vườn dừa bạt ngàn nối tiếp nhau chỉ bằng một bờ ranh, con xẻo, con kênh để phân biệt các chủ vườn thì còn một loại cây trái rất thân thiết. Đó là chuối. Phổ biến nhất là chuối xiêm đen. Chuối có thể trồng ở bất cứ đâu, ngõ trước, ven rào, vườn sau, bên hè. Chuối trồng trên mương vườn dừa hoặc trồng riêng thành một vườn rộng mênh mông. Cây chuối cũng giống như cây dừa, ít công chăm sóc nhưng lại cho huê lợi nhiều, quanh năm. Có thể ăn từ cây con đến bắp chuối, trái chuối. Lá chuối dùng để gói bánh, dây chuối khô dùng để cột hoặc trói cua, bẹ chuối dùng làm trò chơi trẻ con như kéo mo cau. Người đi xa nhớ quê, nhớ cả tiếng xào xạc của tàu lá chuối bị gió quật trong đêm vắng.