Thời xưa, sử sách luôn ca ngợi những sứ thần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoại giao, với lời khen 'đi sứ bốn phương, không nhục mệnh vua'. Tuy nhiên, cũng có những sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí mắc lỗi hay phạm tội khi đi sứ, đến nỗi phải chịu phạt.
52 tuổi mới đỗ tiến sĩ, Trạng Bùng từng khiến vua Minh phải sửng sốt thán phục vì tài học rộng, hiểu cao, gọi ông là 'Phùng Kỳ lão'.
Bà Đen là tên một ngọn núi, địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Ninh; bạn có biết bà Đen là ai?
TP. Phan Thiết có nhiều đình làng cổ được xây dựng từ hàng trăm năm trước, trong đó có 4 ngôi đình nay được xếp hạng Di sản văn hóa nghệ thuật cấp Nhà nước.
Thời xưa, chưa có báo chí, thông tin từ triều đình ban bố cho nhân dân đều phải có người đi gọi loa tay truyền đạt. Những văn bản quan trọng đều được sao chép đem về treo tại thành trấn các địa phương để người dân đọc, còn ở kinh đô, bản chính được đem treo tại những tòa đình, lầu trang trọng.
Ngày 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền - chùa Hòa Liễu (thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) diễn ra Lễ hội Minh Thề 2024. Đây được coi là lễ hội dân gian 'độc nhất vô nhị' về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Lễ hội Minh thề mang ý nghĩa lớn lao, cổ vũ đức tính liêm khiết, chính nghĩa được nhân dân đồng tình hưởng ứng từ bao đời nay.
Tại Lễ hội Minh thề, những người tham gia nghi lễ giơ tay cao xin thề: 'Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu thần linh đả tử'.
Bao nhiêu năm qua, người dân làng biển Long Sơn, Vũng Tàu vẫn gìn giữ tập tục viết Liễn vào dịp Xuân sang Tết đến với những lời cầu chúc mọi điều thịnh vượng, phúc lạc an khương.
Tiền mừng tuổi phong bao trong những giấy hồng, bao giờ cũng có tiền lẻ, có ý là tiền đó sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Ngôi làng ấy khá kỳ lạ khi không phải hứng chịu bất kỳ viên đạn nào của chiến tranh, vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp của làng cổ mấy trăm năm qua. Ở đó, giữa miền trung nhưng lại là làng rặt cây trái nam bộ. Trong cuộc trở mình, làng cổ ấy có những quãng thăng trầm đầy xót xa.
Kể từ khi đất nước ta độc lập, giành được chính quyền, đến nay đã gần 80 năm. Thế hệ cán bộ tham gia hoạt động cách mạng từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, hầu như chẳng mấy ai còn nữa. Nếu may mắn có ai đó còn khỏe mạnh thì quả thực là những bậc kỳ lão hiếm hoi, là chứng nhân trước thời gian và lịch sử.
Ngày 9/9/2023 (tức 25/7 năm Quý Mão), tại đền Nguyên phi Ỷ Lan, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm đã diễn ra Lễ tưởng niệm 906 năm ngày Hoàng thái hậu Ỷ Lan viên tịch (1117 – 2023).
Mùa thu là lúc người dân ở xã Kỳ Phú (huyện Nho Quan) bước vào vụ thu hoạch quả bùi - một thứ quà mà ai về mảnh đất này cũng muốn được một lần thưởng thức. Hơn bao giờ hết người dân nơi đây đang mong mỏi thức quả đồng rừng ấy sớm được công nhận là sản phẩm OCOP địa phương.
Loạt bài 3 kỳ Lão nông mở 'chuyên án' cao tốc đăng nhật báo Tiền Phong từ ngày 13-15/6/2022 vừa giành giải cao nhất (giải B, không có giải A thể loại Ký báo chí cho báo in) Giải báo chí tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV-2023 trao đúng dịp Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay.
Tấm bia được nói đến mang tên 'Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký', có niên đại vào năm 1704 dựng trước cửa chùa Duyên Khánh (thường gọi là chùa Toại An) thuộc xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
Thời gian qua, ngành Kiểm lâm đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp theo hướng đa canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Từ đó nâng cao đời sống của người trồng rừng, tạo động lực để họ gắn bó và có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ và phát triển rừng.
Nằm lẩn khuất dưới những tán cây đại thụ, miếu Bằng Lăng là công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người dân thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Ngoài giá trị tâm linh, khuôn viên miếu còn có 3 cây bằng lăng cổ thụ, với tuổi đời ngót nghét 300 năm và được công nhận là 'Cây di sản Việt Nam'.
Là điểm thờ tự tại thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), miếu Bằng lăng ẩn chứa câu chuyện huyền thoại về quá trình hình thành và phát triển của mình. Đặc biệt, nơi đây còn có 3 'cụ' bằng lăng hơn 300 tuổi đang xanh tốt, mang đến cảm giác thú vị cho du khách khi có dịp ghé thăm.
Trải qua hơn 17 thế kỷ, với vô vàn biến thiên của thời gian và lịch sử, song giá trị và sức hấp dẫn của lễ hội đền Bà Triệu vẫn luôn được khẳng định. Đây là một trong những lễ hội lâu đời nhất, có sức lan tỏa sâu rộng nhất và cũng giàu giá trị bậc nhất của xứ Thanh.
Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023 gắn với lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức vào ngày 11-3 (tức ngày 20-2 âm lịch), tại di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, không chỉ là dịp để khách thập phương tìm về chiêm bái mà còn được chứng kiến một trong những nghi thức long trọng và quan trọng bậc nhất của di sản này, đó là Lễ rước kiệu hay còn gọi là rước bóng.
Ở Nam Bộ, nói đến nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc, từ tuổi 40 trở lên ít ai là không nghe danh tiếng của bà.
Tương truyền, vua Gia Long đã lệnh cho các tỉnh trong cả nước gửi đất về để đắp đàn Nam Giao, nhằm biểu trưng cho sự thống nhất giang sơn từ Nam đến Bắc.
Bất cứ ai là dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều biết về sự tích 'Ông Cả Cọp' ở xã Châu Bình. Đó là chuyện của một con cọp làm Hương cả của làng Châu Bình. Bạn của tôi là anh Huỳnh Phúc Hậu - phóng viên Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Bến Tre, chia sẻ, mấy chục năm sinh sống và định cư tại mảnh đất Giồng Trôm, từ nhỏ, anh và mọi người nơi đây được nghe người xưa kể về sự tích 'Ông Cả Cọp'. Đây là một trong những giai thoại đặc sắc, được truyền tụng trong quá trình ông cha ta khai hoang, di dân lập ấp tại vùng đất Bến Tre khi xưa.
Đình Dương Xuân thờ bốn vị Thành hoàng: Viết Châu, Viết Tú, Viết Hương và Viết Huyền, có công giúp vua đánh giặc Ma Na thời Lý.
TTH - Dưới chế độ quân chủ phong kiến phương Đông, nhà vua thường được ví là 'thiên tử' (con trời), là người thay trời để cai trị thiên hạ, mọi thứ trong thiên hạ đều thuộc nhà vua. Bởi vậy, của ngon vật lạ đều phải dâng tiến lên nhà vua, lệ này đã tồn tại hàng nghìn năm, thậm chí đã được các triều đại luật hóa để ban hành.
Nằm trong diện Chương trình 135 của Chính phủ, xã miền núi vùng cao Kỳ Phú (huyện Nho Quan) đang có những đổi thay rõ nét về diện mạo, cũng như có bước phát triển về kinh tế - xã hội kể từ khi phong trào 'Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới' được triển khai sâu rộng.
Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã khiến cái Tết truyền thống trở nên đầy đủ hơn. Vì thế, khi Tết đến xuân về, nhiều người dần mất đi cảm giác mong mỏi một cái Tết sung túc, từ đó nảy sinh ý kiến đòi 'xóa Tết', 'gộp Tết'. Tuy nhiên, với phần lớn người Việt, một khoảng thời gian đủ đầy cả vật chất, tinh thần lẫn thời gian như Tết Nguyên đán truyền thống vẫn có ý nghĩa thật thiêng liêng.