Chương trình OCOP với kinh tế nông thôn

Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường, tạo nên hướng đi mới, hiện đại, hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, hình thành những sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu địa phương. Đây là yếu tố căn bản cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Trầm tích văn hóa ở làng cổ Hùng Lô

Hùng Lô là một làng cổ, một vùng đất thiêng gắn với nhiều huyền tích thời Hùng Vương trên vùng đất Tổ Phú Thọ. Nơi đây, có không gian làng cổ quần tụ bên dòng Lô Giang hiền hòa, lưu giữ kho trầm tích văn hóa, di sản đặc biệt có giá trị với những phong tục gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan và mái đình Hùng Lô cổ kính từ lâu đã đi vào tâm thức của cư dân đất Việt...

Hội làng cổ Hùng Lô: Độc đáo lễ rước kiệu truyền thống sau 10 năm gián đoạn

Trở lại sau gần 10 năm gián đoạn, lễ hội Hùng Lô với lễ rước kiệu được tổ chức quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương tham dự.

Về đất Tổ xem lễ hội lớn chưa từng có

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay kéo dài nhất từ trước tới nay, với nhiều hoạt động được xã hội hóa, nhiều hoạt động quy mô lớn chưa từng có.

Lễ hội Đền Hùng 2024: Tất cả đã sẵn sàng cho ngày chính hội

Với thời gian 10 ngày, mùa lễ hội Đền Hùng năm nay được ban tổ chức địa phương cam kết sẽ diễn ra với quy mô lớn, nhiều hoạt động xã hội hóa nhưng sẽ trang nghiêm, mẫu mực và an toàn.

Lễ hội đình Hùng Lô thu hút hàng nghìn người tham dự

Lễ hội truyền thống đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Mỗi năm, lễ hội này được tổ chức 2 lần vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) và lễ tiệc Thánh hóa vào ngày 12 tháng 9 âm lịch.

Hùng Lô khai hội

Sáng 14/4 (tức ngày 6/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Lô, UBND xã Hùng Lô đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống - Lễ hội Đình Hùng Lô năm Giáp Thìn 2024.

Các xã vùng ven Đền Hùng tưng bừng vào hội

Ngày 1/3 âm lịch, đã khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa– Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. Tuy nhiên, từ trước ngày khai mạc, ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì, các hoạt động lễ hội đã diễn ra sôi nổi.

Thành phố lễ hội văn minh, sạch đẹp

Thực hiện mục tiêu đã được phê duyệt, nhiều giải pháp mang tính chiến lược, dài hơi đã được thành phố Việt Trì đề ra, trong đó công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc các lễ hội truyền thống, xây dựng cảnh quan sạch đẹp, văn minh được quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng.

An toàn, văn minh, tôn vinh lễ hội

Xưa nay, mọi người thường gọi mùa Xuân là mùa lễ hội bởi khi đất trời chuyển dịch, vạn vật đổi thay, tiết Xuân đong đầy bên khung cửa cũng là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Từ lâu, vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng trong bối cảnh nhịp sống hiện đại hiện nay cũng rất dễ nảy sinh những yếu tố lai căng, thậm chí hành vi phản cảm, không đảm bảo an toàn, văn minh, làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có của lễ hội... nếu công tác quản lý không được tăng cường. Vì vậy, làm sao để lễ hội đi đúng 'quỹ đạo' của nó, vừa tạo không khí phấn khởi, vui tươi, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa thực sự văn minh, an toàn, tiết kiệm, tôn vinh nét đặc sắc của từng lễ hội địa phương... là nhiệm vụ không của riêng các cấp chính quyền, nhà quản lý mà còn của cộng đồng xã hội.

Phú Thọ có 235 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, tính đến hết năm 2023, tỉnh có 235 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên (trong đó có 1 sản phẩm hạng 5 sao; 54 sản phẩm hạng 4 sao; 180 sản phẩm hạng 3 sao) với 158 chủ thể; 125/225 xã, phường, thị trấn có sản phẩm OCOP.

107 sản phẩm được phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023

Năm 2023, toàn tỉnh có 107 sản phẩm mới được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó, có 96 sản phẩm 3 sao; 11 sản phẩm 4 sao (tăng 173% so với kế hoạch) thuộc 13 huyện, thị gồm Việt Trì: 8 sản phẩm; thị xã Phú Thọ: 3 sản phẩm; Tân Sơn: 5 sản phẩm; Hạ Hòa 7 sản phẩm; Thanh Sơn 11 sản phẩm; Thanh Thủy 7 sản phẩm; Lâm Thao 6 sản phẩm; Đoan Hùng: 17 sản phẩm; Cẩm Khê 15 sản phẩm; Thanh Ba 5 sản phẩm; Phù Ninh 14 sản phẩm; Tam Nông 5 sản phẩm; Yên Lập 10 sản phẩm.

Bảo tồn và phát triển văn hóa du lịch từ làng cổ đến làng nghề

Bám sát chủ trương phát triển du lịch gắn với văn hóa, ẩm thực, làng nghề, phụ nữ xã Hùng Lô (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã tích cực tham gia phát triển văn hóa - du lịch tại địa phương. Cùng với đó là quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề song song với du lịch trải nghiệm tới du khách.

Phú Thọ: Tổ chức Lễ công bố Bảo vật quốc gia và Di sản văn hóa

Tối 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận: Bảo vật quốc gia - Bộ sưu tập Nha Chương; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bánh chưng, bánh dày của huyện Cẩm Khê, thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông và vinh danh Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ lần thứ IV, năm 2023.

Phú Thọ tổ chức Lễ công bố Bảo vật quốc gia 'Bộ sưu tập Nha Chương'

Ngày 23/11, Phú Thọ long trọng tổ chức Lễ công bố Bảo vật quốc gia 'Bộ sưu tập Nha Chương', Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Nghề làm bánh chưng, bánh giầy' và vinh danh nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ lần thứ IV. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2023.

Phú Thọ: Công bố thêm 2 bảo vật quốc gia

Tối 23/11, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã công bố các quyết định công nhận Bảo vật quốc gia gồm: 'Bộ sưu tập Nha Chương' và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống làm bánh chưng, bánh giầy của các huyện Cẩm Khê, Tam Nông và TP. Việt Trì.

Lễ công bố Bảo vật quốc gia 'Bộ sưu tập Nha chương' và Di sản văn hóa 'Nghề làm bánh chưng, bánh giầy'

Tối 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận: Bảo vật quốc gia 'Bộ sưu tập Nha Chương'; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống - Nghề làm bánh chưng, bánh giầy của huyện Cẩm Khê, TP Việt Trì, huyện Tam Nông và vinh danh Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ lần thứ IV, năm 2023.

Phú Thọ: mở rộng 'cánh cửa' thị trường cho các sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ.

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX: Tạo 'vốn mồi' cho các HTX phát triển

Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Phú Thọ đang được xem là kênh tín dụng quan trọng, giúp các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) giải quyết khó khăn, tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư, mở rộng sản xuất hiệu quả, giúp các thành viên HTX xóa đói giảm nghèo. Từ đó, tạo nguồn lực cho mô hình kinh tế tập thể phát triển.

Đoàn kiều bào tham dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Trong lễ giỗ tổ năm 2023, không ít những người con xa xứ đã trở về và hòa mình vào ngày lễ lớn của dân tộc. Những người Việt Nam ở nước ngoài đều là con Lạc cháu Hồng, là một phần không thể tách rời của đất nước. Dù ở bất cứ nơi đâu họ cũng luôn hướng về quê cha đất tổ, về nguồn cội của mình.

Say điệu 'Hát Xoan làng cổ'

Sau 10 năm xây dựng, đến nay, chương trình 'Hát Xoan làng cổ' đã trở thành món ăn tinh thần không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi về với Phú Thọ. Những làn điệu hát Xoan thấm đậm tình đất, tình người Phú Thọ nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung luôn làm hài lòng đông đảo du khách nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm.

Lễ hội mùa Xuân và 'quỹ đạo' của nhà quản lý

Sau Tết cổ truyền, khi cánh cửa năm mới mở ra, trời đất giao hòa, tiết Xuân hiện hữu cũng là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức, điều này lý giải vì sao người ta thường gọi mùa Xuân là mùa của lễ hội, mùa du Xuân, vãn cảnh. Nhìn tổng thể, các lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân mà còn nhằm mục tiêu duy trì, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, tri ân công đức tổ tiên, nhân lên những mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều lễ hội ở các địa phương được tổ chức kéo theo số lượng người tham gia đông, việc tổ chức lễ hội thế nào cho đúng với ý nghĩa tốt đẹp của nó, tích hợp được các yếu tố an toàn, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, mang tính xã hội hóa cao... đã trở thành mối quan tâm chung, là bài toán đặt ra và động thái cần có từ phía các cấp chính quyền, nhà quản lý...

Gắn sao OCOP cho các sản phẩm du lịch Phú Thọ

Phát triển các sản phẩm OCOP du lịch đang là hướng đi được tỉnh Phú Thọ khuyến khích phát triển và bước đầu mang lại kết quả khả quan. Hoạt động này đã tạo niềm tin về tiêu chuẩn, chất lượng trong lòng du khách trong nước và quốc tế; góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

Phú Thọ: Câu chuyện 'ông nông dân khùng' giữ nghề làm mì gạo ở ngôi làng cổ

'Ông nông dân khùng' là biệt danh mà dân làng cổ Hùng Lô đặt cho ông Nguyễn Văn Thắng, chủ hộ kinh doanh cơ sở sản xuất mì gạo Tuyết Lan ở xã Hùng Lô, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, một trong những người sinh ra và lớn lên gắn bó với nghề làm mì gạo truyền thống.

Du Xuân trong không gian văn hóa làng cổ

Mùa Xuân đến, đất trời giao thoa, làng quê thay áo mới, lòng người hân hoan trong tiếng nhạc, tiếng trống hội gọi mời. Cũng như bao miền quê trên mọi miền Tổ quốc, Làng cổ Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) lại mừng vui đón mời du khách thập phương về du Xuân, vãn cảnh, khám phá bản sắc văn hóa, trải nghiệm ẩm thực, cuộc sống người dân nơi vùng quê đậm nghĩa tình… để chuyến du ngoại đầu năm thêm trọn vẹn, ý nghĩa.

Đẩy mạnh du lịch nông nghiệp

Từ đầu năm đến nay ngành du lịch Phú Thọ đã có sự chuyển biến tích cực sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đặc biệt, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống, hình thức du lịch nông nghiệp, trải nghiệm mặc dù còn khá mới mẻ nhưng thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, hứa hẹn là hướng đi mới cho du lịch Đất Tổ.

Gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử đình cổ Hùng Lô

Đình cổ làng Hùng Lô (Phú Thọ) nằm dọc ven sông Lô, cách Đền Hùng chừng 10km về phía Đông. Đây là quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật trên vùng đất Tổ, niên đại tới nay đã gần 400 năm.

Gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử đình cổ Hùng Lô

Đình cổ làng Hùng Lô (Phú Thọ) là quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật trên vùng đất Tổ, niên đại tới nay đã gần 400 năm.

Điểm đến 'hút' khách du lịch

Nằm bên dòng Lô giang thơ mộng, làng cổ Hùng Lô (thành phố Việt Trì) là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi nét cổ kính, kiến trúc độc đáo của ngôi đình hơn 300 năm tuổi, những ngôi nhà cổ, làng nghề truyền thống, lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các phong tục tập quán của cư dân Việt thuở xưa.

Công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Đình Hùng Lô

Ngày 8-4, UBND xã Hùng Lô, TP Việt Trì (Phú Thọ) đã tổ chức đón nhận Quyết định của Bộ VH- TT & DL về việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đình Hùng Lô và Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Lễ hội đình Hùng Lô là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Ngày 8/4, UBND xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã tổ chức đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Lễ hội đình Hùng Lô' và Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Lễ hội Đình Hùng Lô ở Phú Thọ được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 8/4, UBND xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã tổ chức đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đình Hùng Lô và Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô.