Nằm trên đất Bố Vệ xưa, nay thuộc phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Thái miếu nhà Hậu Lê còn được biết đến với tên gọi khác như: Bố Vệ miếu; đền Lê Bố Vệ… Cách gọi đền Lê Bố Vệ cũng là để phân biệt với 'kinh đô tâm linh' Lam Kinh trên đất Lam Sơn (Thọ Xuân).
Là một trong những vụ sản xuất lớn nhất trong năm, những ngày này người dân làng Mật Sơn, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) lại tất bật, chạy đua với thời gian để kịp có hàng cung ứng ra thị trường tết.
Cùng với Tạnh Xá, Kiều Đại, Quảng Xá, Mật Sơn là một trong bốn ngôi làng cổ nằm trên vùng đất Bố Vệ (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) nổi danh. Được hình thành từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV), làng Mật Sơn từ lâu đã được biết đến là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, hội sơn tụ thủy, thấm đẫm giá trị lịch sử - văn hóa ít nơi nào có được. Nhìn những con người nơi đây sống chan hòa, thân ái với nhau trong tình làng, nghĩa xóm, ít ai biết được rằng, làng Mật Sơn còn một xóm nhỏ, gọi là xóm Cờn, nằm ở phía Nam của làng, giáp với con sông nhà Lê. Đây là xóm định cư của đồng bào huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Được biết, trước đây, cư dân Quỳnh Lưu thường chở nước mắm từ cửa lạch Cờn ra Thanh Hóa bán buôn. Vào những năm đầu thế kỷ XX, nhiều người vì cảm thấy thuận lợi cho việc làm ăn, lại gắn bó với đất và người xứ Thanh nên đã định cư tại làng Mật Sơn, hình thành nên xóm Cờn. Ấy vậy mới thấm thía câu nói của người xưa: 'Đất lành chim đậu'.
Những ngày này người dân làng Mật Sơn, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đang hối hả sản xuất cho kịp những đơn hàng vàng mã phục vụ nhu cầu của người dân. Đây là vụ sản xuất vàng mã lớn nhất trong năm.
Gần đến Tết Trung thu, làng nghề Mật Sơn (tỉnh Thanh Hóa) lại tất bật vào mùa làm đèn lồng phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh.
Những ngày này, làng nghề chuyên sản xuất hoa giấy, hàng mã Mật Sơn đang chạy 'nước rút' để chuẩn bị các đơn hàng trước ngày tiễn Táo quân về trời.