Tối 19/7, Ban Quản lý di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng cùng Ban Trị sự Phật giáo thành phố Thanh Hóa tổ chức lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sĩ, giáo viên, học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã.
Để cứu vãn sự thất bại thảm hại trong chiến lược 'Chiến tranh đặc biệt', bằng mọi âm mưu, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc 'Chiến tranh phá hoại' hòng ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trong 60 'điểm tắc' trên tuyến giao thông huyết mạch mà Mỹ đã xác định, cầu Hàm Rồng được xem là 'điểm tắc lý tưởng'. Vì vậy, Mỹ đã 'ưu ái' cho Hàm Rồng bằng một kế hoạch đánh phá kỹ lưỡng với mọi thủ đoạn tàn bạo nhất có thể.
Đông Sơn, ngôi làng nhỏ bé nằm bên cây cầu Hàm Rồng lịch sử với những trận chiến đấu oanh liệt một thời. Dưới đạn bom và đổ nát, đất Đông Sơn vẫn ôm chứa những bí ẩn của lịch sử mấy ngàn năm.
Theo thông tin từ Điện lực TP Thanh Hóa – Công ty Điện lực Thanh Hóa, từ 0h đến 21h ngày 9-9 và từ 6h đến 19h ngày 11-9, tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Thanh Hóa sẽ thực hiện cắt điện để phục vụ việc thí nghiệm và sửa chữa lớn trạm 110kV Núi 1 (E9.1).
Nằm bên bờ sông Mã, tên làng Nam Ngạn có từ thời nhà Trần, gắn liền với công lao của Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương - người đã vâng lệnh vua Trần đi khai hoang, mở nước. Khi đến vùng đất bên bờ sông Mã, ông đã dừng lại khai phá đất đai, mở lớp dạy học và lập nên trại Nam Ngạn. Tên gọi Nam Ngạn có từ thuở ấy.
Bà là một trong số ít những đảng viên của 'Chi bộ Thép' còn sót lại sau hơn 50 năm, kể từ ngày Hàm Rồng chịu rất nhiều trận bom của máy bay Mỹ. Qua những dòng hồi ức của bà, tôi như được xem lại những thước phim tư liệu sống động, chân thực và quý giá. Những thước phim kể về một thời vệ quốc, bi tráng mà hào hùng của dân tộc.