Đặc sắc lễ hội đầu Xuân

Phú Thọ - vùng đất phát tích, nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam có hàng trăm lễ hội truyền thống đặc sắc mà ít nơi nào có được. Hầu hết các lễ hội này thường được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, vì thế, lễ hội đầu Xuân đã trở thành nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Đặc sắc lễ hội 'Rước Chúa gái' trên quê hương Đất Tổ

Người được chọn làm 'Chúa gái' phải xinh đẹp, chưa có chồng, gia đình không có tang, con nhà có chức sắc, bố mẹ song toàn, dòng họ gia giáo…

Lễ hội rước Chúa Gái

Ngày 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng), thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao tổ chức Lễ hội rước Chúa Gái làng Vi- làng Trẹo (Lễ hội làng He xưa) năm Quý Mão 2023.

Về nơi Vua Hùng ăn Tết

Rước Vua về ăn Tết và rước Chúa Gái là tục có từ lâu đời của người dân làng He (làng Vi - Trẹo) nay là thôn Triệu Phú và thôn Vi Cương (Phú Thọ).

Thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là làm cho mạch nước được bền vững

Sau 10 năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012-2022), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng khẳng định sức sống mãnh liệt của triết lý hướng về cội nguồn, một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng hội tụ, lan tỏa giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt.

Lễ nhập linh yên vị Lư hương Trung Thiên và Giỗ Tổ Hùng Vương tại di tích lịch sử Đình Triệu Phú

Sáng 8/4 (tức 8/3 âm lịch năm Nhâm Dần) tại khu di tích lịch sử Đình Triệu Phú, thị trấn Hùng Sơn đã tổ chức lễ nhập linh yên vị Lư hương Trung Thiên và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022. Dự buổi lễ có đồng chí Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Biến đổi của lễ hội Đền Hùng trong diễn trình lịch sử

Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ tinh hoa và tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc, là biểu tượng cao đẹp về giá trị văn hóa tinh thần, thể hiện đầy đủ trí tuệ, đạo lý, cốt cách, bản lĩnh, tâm hồn cao đẹp của nhân dân, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng hướng về nguồn cội, tổ tiên. Trong quá trình hình thành và phát triển, lễ hội Đền Hùng đã có những biến đổi sâu sắc phù hợp từng thời điểm lịch sử. Mặc dù có những biến đổi cùng với sự phát triển, trưởng thành của đất nước gắn liền với sự trường tồn của dân tộc qua mọi thời đại, nhưng lễ hội Đền Hùng mãi mãi là một biểu tượng văn hóa có giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Lan tỏa một truyền thống cao đẹp của dân tộc

Lịch sử dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao dựng nước của các vua Hùng. Công lao ấy được cộng đồng người Việt khắc ghi ngàn đời, trở thành truyền thống cao đẹp của dân tộc với triết lý 'Con người có tổ có tông'. Việc thờ cúng Hùng Vương nay đã trở thành tập quán, tín ngưỡng và được người Việt trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ và lan tỏa trong đời sống cộng đồng

Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Công lao ấy được cộng đồng người Việt khắc ghi ngàn đời nay, trở thành truyền thống cao đẹp với triết lý 'Con người có tổ có tông'.