Lan tỏa bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm và Raglai

Nằm trong chuỗi các hoạt động Nha Trang - Chào hè 2022, triển lãm chuyên đề 'Đặc trưng văn hóa của dân tộc Chăm và Raglai', do Bảo tàng tỉnh thực hiện đã góp phần giới thiệu đến người dân, du khách những cổ vật, hiện vật đặc sắc vẫn còn được lưu giữ.

Khởi động chương trình 'Nha Trang - Chào hè 2022'

Từ ngày 3- 5/6, tại khu vực Quảng trường 2/4 và sân bóng Thanh niên (TP Nha Trang, Khánh Hòa) sẽ diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, thời trang mở đầu cho chuỗi 40 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch Nha Trang- Chào hè 2022.

Dòng họ R'Com bảo tồn, phát huy âm nhạc truyền thống

R'Com là dòng họ hiếu học và giàu bản sắc văn hóa truyền thống ở làng Piơm, thị trấn Đak Đoa. Đặc biệt, hầu hết thành viên trong dòng họ R'Com đều hát dân ca hay và giỏi chơi các nhạc cụ dân tộc.

Di sản 'sống' trong lòng dân

Ngành văn hóa tỉnh Cà Mau vừa ra mắt Câu lạc bộ kể chuyện bác Ba Phi ngay tại Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (1884-1964).

Đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch

Theo kế hoạch triển khai thực hiện dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 do UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành, một trong những nội dung quan trọng là việc tổ chức phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào thành sản phẩm phục vụ du lịch.

Độc đáo lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Ê đê

Lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Ê đê là một trong những sinh hoạt văn hóa, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần; là nghi lễ có tính chất tâm linh, vừa có tính thực tiễn trong đời sống, được đồng bào trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện những khát vọng tốt đẹp, ấm no đến với người dân buôn làng.

Khánh Sơn: Giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa

Huyện miền núi Khánh Sơn có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào Raglai chiếm hơn 70% dân số. Bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc của địa phương đã và đang được người dân cùng các cấp chính quyền giữ gìn trong nhiều năm qua.

'Báu vật nhân văn sống' ở Kmông

Thế giới rối cùng với nghệ thuật múa rối mà đoàn nghệ nhân làng Kmông (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) thường đưa vào phần trình diễn cồng chiêng đã góp thêm mảng màu văn hóa vô cùng đặc sắc. Phía sau sân khấu nghệ thuật là 'báu vật nhân văn sống' Puih Plê.

Sân chơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

Một sân chơi mang đậm dấu ấn văn hóa và tinh thần sống khỏe, sống đẹp vừa được huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022). Đây còn là dịp để các nghệ nhân, vận động viên có dịp giao lưu văn hóa-thể thao truyền thống, cùng gìn giữ và phát huy những giá trị đặc biệt của di sản văn hóa.

Bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai dự án 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' giai đoạn 2021 - 2025.

Khánh Sơn khai mạc Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tối 27-4, tại Quảng trường 20-11 (thị trấn Tô Hạp), UBND huyện Khánh Sơn tổ chức lễ khai mạc Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam trên địa bàn huyện năm 2022. Dự lễ có ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nghệ nhân, diễn viên, vận động viên cùng người dân trong huyện.

Khánh Hòa phục dựng 5 lễ hội truyền thống tiêu biểu để phục vụ phát triển du lịch

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

'Ai cũng có thể đóng góp cho văn hóa'

Gần 15 năm công tác trong ngành Văn hóa, anh Rcom Heo (buôn Tang, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) bất ngờ chọn ngã rẽ khác. Người nghệ sĩ của làng ấy quan niệm, ai cũng có thể đóng góp cho văn hóa dù ở bất cứ cương vị nào.

Du dịch góp phần phát huy văn hóa cồng chiêng

Dưới chân núi LangBiang (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), mà còn là 'cần câu cơm' giúp bà con đồng bào K'ho nơi đây phát triển kinh tế. Nhiều năm qua các đội, nhóm dịch vụ du lịch cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của loại nhạc cụ truyền thống này.

Đắk Lắk kêu gọi các dự án du lịch sinh thái, xây dựng 'Thành phố cà phê của thế giới'

Chia sẻ tại 'Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đắk Lắk tại Hà Nội' chiều 1/4, ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Đắk Lắk ưu tiên kêu gọi các dự án du lịch sinh thái, xây dựng Đề án phát triển thương hiệu Buôn Ma Thuột trở thành 'Thành phố cà phê của thế giới'.

Những đứa trẻ 'Ma Bùn' trong lễ hội Pơ Thi

Những cậu bé được đắp lên mình toàn bùn đất để làm sao nhìn càng kinh dị càng tốt, là hình ảnh khó quên trong lễ hội Pơ Thi của người Jarai ở Gia Lai.

Trải nghiệm lễ bỏ mả của người Jrai

Lễ bỏ mả của người Jrai ở vùng hạ lưu sông Ba được tổ chức với quy mô lớn và hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống nhất so với các lễ hội khác. Vì vậy, khi những thanh âm cồng chiêng vang xa '9 suối 10 đồi' trong mùa lễ hội ở vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) thì đó như lời mời gọi thôi thúc mọi người tìm về, để được hòa mình vào một đêm say, được sống trọn vẹn với vô vàn cung bậc cảm xúc trong không gian hội hè của 'Tháng ba Tây Nguyên'.

Văn hóa - Nghệ thuật Thông tin văn hóa Bảo tồn cồng chiêng Nam Đông

TTH - Cũng như các tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, cồng, chiêng của người Cơ Tu ở huyện Nam Đông là biểu hiện tâm linh của đời sống cộng đồng.

Lễ bỏ mả của người Jrai, Bahnar: Độc đáo những 'dị nhân'

Với những vật liệu sẵn có trong tự nhiên, người Jrai, Bahnar đã sáng tạo nên những chiếc mặt nạ và hóa trang mình thành những 'dị nhân' vô cùng độc đáo: dữ tợn, quái dị mà không gây cảm giác ghê sợ; hoang dã, ngô nghê mà vẫn gợi sự ấm áp, thân tình.

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng độc đáo ở Tây Nguyên

Lễ bỏ mả (hay còn gọi là lễ Pơ Thi) là lễ hội mang sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; có truyền thống lâu đời mang màu sắc tâm linh, tín ngưỡng độc đáo. Đồng bào nơi đây tin rằng, khi con người chết đi sẽ không đi về thế giới bên kia mà quay lại dương thế nhập vào cơ thể trẻ em. Vậy nên người dân cần làm lễ bỏ mả để tiễn đưa linh hồn về với tổ tiên ông bà.

Sức sống cồng chiêng nơi đại ngàn LangBiang

Nhiều năm qua, tại khu vực LangBiang (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), các đội, nhóm dịch vụ du lịch cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào K'ho.

Ăn cốm với người Bahnar

Sau Tết Nguyên đán chừng một tháng thì bà con các dân tộc Tây Nguyên bước vào 'mùa Tết' của mình. Gọi 'mùa Tết' vì thực ra bà con không có khái niệm Tết như người Kinh, dù thời gian gần đây, họ cũng tổ chức chơi Tết Nguyên đán. 'Tết' của bà con Tây Nguyên chính là hệ thống lễ của họ theo nền văn minh nương rẫy tổ chức vào khoảng từ tháng 3 tới tháng 5 Dương lịch. Đây là mùa khô, mùa đẹp nhất của Tây Nguyên.

'Đánh thức' du lịch Đầm Ròn

Một mảnh đất còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ, được mẹ thiên nhiên ban tặng một hình hài quyến rũ với đồi núi, sông suối đan xen lẫn nhau cùng với một cộng đồng người Cil, M'Nông sinh sống hòa thuận bên dòng K'Rông Nô hiền hòa. Hệt như một bức tranh mà vẫn còn ít người được chiêm ngưỡng, khám phá.

Tượng gỗ dân gian - nghệ thuật tâm linh độc đáo của người Tây Nguyên

Tượng gỗ, đặc biệt là tượng nhà mồ, là một kho tàng nghệ thuật phong phú chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của người Bahnar, Jrai - 2 tộc người chính Bắc Tây Nguyên.

''Đánh thức'' du lịch Đầm Ròn

Một mảnh đất còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ, được mẹ thiên nhiên ban tặng một hình hài quyến rũ với đồi núi, sông suối đan xen lẫn nhau cùng với một cộng đồng người Cil, M'Nông sinh sống hòa thuận bên dòng K'Rông Nô hiền hòa. Hệt như một bức tranh mà vẫn còn ít người được chiêm ngưỡng, khám phá.

Đánh thức tiềm năng du lịch Cát Tiên

Không chỉ có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, huyện Cát Tiên còn có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm trở lại đây, cấp ủy, chính quyền huyện Cát Tiên đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, khơi dậy các nguồn lực để đánh thức tiềm năng này.

Thu hút khách du lịch từ làng truyền thống

Pleiku có 26 dân tộc anh em sinh sống hòa thuận cùng đồng bào bản địa Jrai, Bahnar. Dưới tác động của đô thị hóa, những ngôi làng trong lòng Phố núi cũng có nhiều biến đổi. Chính vì vậy, việc giữ nguyên bản một ngôi làng truyền thống để phát triển du lịch là rất cần thiết.

Những học sinh nặng lòng với văn hóa dân tộc Jrai

Với mong muốn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, một số học sinh ở TP. Pleiku đã sưu tầm, tổng hợp để tạo thành một cuốn cẩm nang quý báu giúp mọi người nâng cao sự hiểu biết về truyện cổ, văn hóa của dân tộc Jrai.

'Sẹo tang' của người Bahnar

Nếu người Jrai coi cái chết nhẹ nhàng như một cuộc trở về với thế giới Atâu ở cõi Mang Lung (thế giới người chết), một sự thể đương nhiên phải chấp nhận; ngược lại, người Bahnar vô cùng đau đớn trước cái chết của người thân, đến mức nhiều khi họ phải tự làm tổn thương cơ thể mình để lại những vết sẹo gọi là 'sẹo tang'.