Sau thời gian cả năm trời cưng như trứng mỏng, bỗng một đêm khuya vắng của mùa trăng, vườn khuya đưa lại mùi hương ấy. Ngải tiên đã bung hoa!
Phố như một bức tranh đa sắc, tươi vui, một bức tranh lụa e ấp, dịu dàng của vấn vương mùa Hạ. Một ngày phố thật dịu dàng!...
Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Mê mải hút mắt vào dòng chữ 'Chết một cái chẳng còn ai mà giận hờn', bỗng khói, hương cà phê theo gió khơi dậy nguồn cảm hứng trong tôi.
Ở miền Tây Nam Bộ có một mùa hoa bị lãng quên… Đó là hoa ô môi, mỗi năm chỉ nở rực rỡ vào những ngày tháng 3.
Thiền sư làm thơ là một truyền thống lâu đời của Trung Hoa, và của Việt Nam. Nhưng liệu giữa thiền sư, một người trọn đời hướng đến tịch tĩnh, vô ngôn, có gì mâu thuẫn với nhà thơ, một người hướng đến hiện hữu, nhất là hiện hữu qua và bằng ngôn ngữ? Và thơ thiền là thơ hay là triết lý thiền?
Lâu lắm mới về quê trước Tết, trong những ngày đồng quê ôm ấp những đám ruộng mạ non để làm nên những cánh đồng xanh ngan ngát.
Quanh năm nắng chói chang, nhưng những ngày cuối năm bao giờ Sài Gòn cũng se se lạnh. Vài năm nay, hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu, khiến Sài Gòn có thêm nhiều ngày giáp Tết có nhiệt độ xuống thấp. Bên cạnh âu lo môi trường sống đang gánh chịu quá nhiều áp lực tàn phá của con người hiện đại, thì thời tiết ấy cũng giống như một món quà cho những người yêu Sài Gòn. Trời nhiều mây râm mát, giúp mùa xuân Sài Gòn lơ đãng lá vàng bay qua những con đường kỷ niệm.
MV Huế và Em của MC - Ca Sĩ Thùy Trang là chuyến phiêu lưu âm nhạc đẹp và cảm động, kể về tình yêu lãng mạn trong bối cảnh tinh tế của cố đô Huế. Với giọng hát mộc mạc và không gian bình dị, bài hát chạm đến trái tim người nghe, mang đến một trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời và đậm chất nghệ thuật.
Lại một mùa trung thu về trên từng mái phố. Cái se se đã ngấm vào từng chân cột đèn, từng cuống lá, thậm chí thấm vào cả vạt nắng hao hao ban sớm.
Tôi vừa cùng bạn bè đến Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), điểm dừng chân là Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Những ngày tháng 6, khí hậu vùng biên đang chuyển dần sang mùa mưa với cái lạnh sắt se. Trong bời bời sắc gió, tâm hồn con người được mở ra, hòa cùng với thiên nhiên đất trời, để thêm yêu bức tranh núi đồi thanh bình.
ĐBP - Đến hẹn lại lên. Những ngày đầu tháng 3, trên khắp núi rừng, tuyến phố, khu di tích lịch sử, công viên, điểm vui chơi... hoa ban nở trắng muốt, tỏa hương khoe sắc.
Tết!
Đêm ba mươi Tết ở vùng cao cứ ma mị làm sao. Thời tiết đỏng đà đỏng đảnh như thầy mo bắt quyết lầm rầm bùa chú. Nhưng, giao thừa thì chẳng bao giờ lỗi hẹn. Mùa này, đất trời Tây Bắc chìm vào màn sương muối hát đầu non...
Đến với thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, bắt gặp một Cao Bằng khác lạ. Một Cao Bằng thấp thoáng, e ấp nép mình trong làn nước mờ bụi sương. Một Cao Bằng mờ ảo, ẩn hiện trong làn khói nước đầy hùng vĩ, đầy tráng lệ. Một Cao Bằng vô cùng lộng lẫy, kiêu sa với những lớp thạch nhũ rực rỡ,… khiến người lữ thứ dừng chân chẳng muốn rời.
Huỳnh Thúy Kiều là nhà thơ giàu chất Nam Bộ nhất mà tôi biết. Thơ chị thấm đẫm hồn vía đồng bằng (cách người miền Tây gọi quê mình).
Lam Phương mong ước được trở về quê hương, song vì sức khỏe (ông bị tai biến từ năm 1999) nên mãi tới khi qua đời (tháng 12/2020) nhạc sĩ vẫn chưa có cơ hội để trở về Việt Nam.
Một trong những điều làm nên vẻ đẹp trong thơ Hoàng Thân (tên thật là Trịnh Quang Thân) là sự kết tinh những nét đẹp của quê hương, những con người mộc mạc của làng quê mà anh đã nghiệm ra trong những tháng năm hiện hữu của đời mình. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên từ tập thơ đầu tay 'Nguyên màu thời gian' (2016) đến các tập thơ tiếp theo như 'Miên khúc' (2018), 'Dòng lữ thứ' (2019), 'Trầm tích' (2020) đều mang hoài niệm, mà ở đó những nuối tiếc, nhớ thương luôn chất chứa trong tâm hồn thi nhân.
Hình ảnh bến sông quê luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều thi nhân, với Lê Thanh Phách (hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) cũng không ngoại lệ. Lê Thanh Phách quê xã Đức Lợi (Mộ Đức), nơi gắn với dòng sông, bến nước, con đò. Anh đã thổi vào hồn thơ tình cảm dạt dào với bến sông quê.
Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã thể hiện sức sống mãnh liệt bằng việc không bị đồng hóa bởi phương Bắc. Nền văn hóa Việt Nam, trong đó có Tiếng Việt đã giữ vững tính độc lập của mình. Điều đó ai cũng biết và là niềm tự hào của chúng ta.
Khi cái nóng của những ngày cuối hạ chớm thu trùm xuống vùng đồng bằng làm cho ta luôn có cảm giác bức bối, làm cho đôi chân của những kẻ mang trong mình dòng máu lãng du cứ muốn nhúc nhích. Ta muốn lang thang đâu đó để trốn chạy ánh nắng làm rát bỏng những đôi bàn chân, ánh nắng nhuộm đến nâu sồng làn da ngay tắp lự nếu ta trực diện. Còn gì phân vân nữa mà không vác ba lô lên xứ hoa anh đào để lòng được xoa dịu, để hồn có những phút giây thảnh thơi mà mộng mơ theo cánh chim trời, để thị giác hòa vào thiên nhiên được xem là thiên đường của cao nguyên trung phần. Thành phố ngàn hoa vẫy gọi bao người lữ thứ đến với mình.
Chiều qua nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch (15/5/2022 dương lịch) là Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2566, tại chùa Khánh Long, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã trao bản quyền tác phẩm thơ 'Đi qua mùa Lữ thứ' cho tác giả Đại đức Thích Tâm Tuệ, nhũ danh là Nguyễn Viết Phước, bút danh là Hàn Sơn Tử, hiện trụ trì chùa Khánh Long, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
'Tôi nghĩ nhiều đến ký ức. Ký ức không phải là những cuốn phim như người ta thường ví von. (....). Còn với tôi, nó là một dòng chảy' (Đinh Sỹ Minh – Cô giáo ảo).