Một trong những điều làm nên vẻ đẹp trong thơ Hoàng Thân (tên thật là Trịnh Quang Thân) là sự kết tinh những nét đẹp của quê hương, những con người mộc mạc của làng quê mà anh đã nghiệm ra trong những tháng năm hiện hữu của đời mình. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên từ tập thơ đầu tay 'Nguyên màu thời gian' (2016) đến các tập thơ tiếp theo như 'Miên khúc' (2018), 'Dòng lữ thứ' (2019), 'Trầm tích' (2020) đều mang hoài niệm, mà ở đó những nuối tiếc, nhớ thương luôn chất chứa trong tâm hồn thi nhân.
Hình ảnh bến sông quê luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều thi nhân, với Lê Thanh Phách (hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) cũng không ngoại lệ. Lê Thanh Phách quê xã Đức Lợi (Mộ Đức), nơi gắn với dòng sông, bến nước, con đò. Anh đã thổi vào hồn thơ tình cảm dạt dào với bến sông quê.
Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã thể hiện sức sống mãnh liệt bằng việc không bị đồng hóa bởi phương Bắc. Nền văn hóa Việt Nam, trong đó có Tiếng Việt đã giữ vững tính độc lập của mình. Điều đó ai cũng biết và là niềm tự hào của chúng ta.
Khi cái nóng của những ngày cuối hạ chớm thu trùm xuống vùng đồng bằng làm cho ta luôn có cảm giác bức bối, làm cho đôi chân của những kẻ mang trong mình dòng máu lãng du cứ muốn nhúc nhích. Ta muốn lang thang đâu đó để trốn chạy ánh nắng làm rát bỏng những đôi bàn chân, ánh nắng nhuộm đến nâu sồng làn da ngay tắp lự nếu ta trực diện. Còn gì phân vân nữa mà không vác ba lô lên xứ hoa anh đào để lòng được xoa dịu, để hồn có những phút giây thảnh thơi mà mộng mơ theo cánh chim trời, để thị giác hòa vào thiên nhiên được xem là thiên đường của cao nguyên trung phần. Thành phố ngàn hoa vẫy gọi bao người lữ thứ đến với mình.
Chiều qua nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch (15/5/2022 dương lịch) là Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2566, tại chùa Khánh Long, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã trao bản quyền tác phẩm thơ 'Đi qua mùa Lữ thứ' cho tác giả Đại đức Thích Tâm Tuệ, nhũ danh là Nguyễn Viết Phước, bút danh là Hàn Sơn Tử, hiện trụ trì chùa Khánh Long, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
'Tôi nghĩ nhiều đến ký ức. Ký ức không phải là những cuốn phim như người ta thường ví von. (....). Còn với tôi, nó là một dòng chảy' (Đinh Sỹ Minh – Cô giáo ảo).
Ở Lóng Luông mùa xuân nở bung hoa đào, hoa mận. Mùa hè như một ốc đảo dưới tán rừng mận, đào mát lạnh. Mùa thu xao xác, hanh hao, dưới những bếp lửa chiều gợi nên sự cô quạnh trong long người lữ thứ. Mùa đông dưới những gốc cây dưới những gốc cây đào, mận sù sì gợi nên sự lắng đọng về thời gian.
4 giờ sáng dậy thể dục, ra ngã ba đường, tôi đã thấy nhà người hàng xóm rì rầm bên nồi bánh chưng. Lửa đỏ, than đượm, nồi bánh sùng sục tỏa mùi thơm thoảng. Chị chủ nhà lấy que cời than, cho thêm củi, kiểm tra cẩn thận. Chắc chị và gia đình đã lọ mọ từ chiều hôm trước, hoặc là nửa đêm tới giờ...
Ngày mới ra trường, vừa đặt chân đến miền đất xa lạ, tôi đã có ngay đợt công tác cơ sở đầu tiên trong đời. Trên chuyến xe đò xuống huyện Chư Prông có mấy chị đi đổi hàng trong các làng vùng sâu. Chuyện trò rổn rảng, một người bật lên câu ca: 'Tây Nguyên đất đỏ triền triền'. Nghĩa là cuộc sống nơi đây hoang hoải mù tăm tít tắp lắm!
'Mấy độ thu qua, đông lại; mấy thuở nước lớn, nước ròng, mà những bến bờ xưa cũ vẫn cứ đinh ninh đứng đợi. Đợi như đợi những nhân duyên. Ai đó nói biển là cái nôi của sự sống. Đúng quá! Ai đó nói biển là người thầy thuốc vĩ đại, tận tụy và bao dung. Cũng đúng quá! Nhưng không chỉ vậy, biển còn trìu mến vỗ về, khỏa lấp những vết thương lòng thầm kín; làm nhân chứng cho bao cuộc hò hẹn, hàn huyên. Khách đến Nha Trang, cứ tìm tới biển. Để rồi bờ bãi muôn niên lưu giữ bước chân ai. Cây cỏ tịch liêu trong không gian vời vợi, gợi nhắc khôn cùng nỗi niềm lữ thứ. Khách đi rồi tình còn ở lại…'.
Hình như chưa ai nói những câu thơ đẹp mà chỉ nói những câu thơ hay mà thôi. Có lẽ vì tôi là người yêu cái đẹp, nên khi đọc tập thơ 'Bên Trời' (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2020) của nữ sỹ Trần Kim Hoa, tôi liên tưởng tới cái đẹp trong thơ.
Nếu tâm hồn Tố Như có gương mặt thì phải chăng gương mặt ấy sẽ có đường nét của một bông tuyết trắng lơ thơ xuyên qua thinh không vô định?
MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng, ca sĩ Thái Bảo đã không khỏi xúc động vì sự ra đi của người bạn thân thiết, người em đồng nghiệp ấn tượng.
Khoảnh khắc hoàng hôn luôn đẹp lộng lẫy, gợi nhiều cảm xúc và tâm trạng. Trên những miền sơn cước xa vắng, núi rừng trùng điệp, ánh chiều tà buông tạo nên những khung cảnh mỹ lệ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
Cùng với không gian, có thể nói, thời gian luôn là một hằng số có trong mọi tác phẩm thi ca. Thời gian của các thi sĩ có khi chỉ là một khắc, một giờ, một phút giây; nhưng cũng có lúc lại kéo dài dằng dặc tới cả trăm năm, ngàn năm.
Quanh năm nắng chói chang, nhưng những ngày cuối năm bao giờ Sài Gòn cũng se se lạnh. Vài năm nay, hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu, khiến Sài Gòn có thêm nhiều ngày giáp Tết có nhiệt độ xuống thấp.
Quanh năm nắng chói chang, nhưng những ngày cuối năm bao giờ TPHCM cũng se se lạnh. Vài năm nay, hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu, khiến TP có thêm nhiều ngày giáp Tết có nhiệt độ xuống thấp.
Liệu những ngày nắng đầu tiên của năm 2020 là một dự báo xuân về hay chỉ là một sự thả thính 'nhẹ' của thiên nhiên?
Tuy không có biển xanh, cát trắng như Boracay, El Nido, Palawan nhưng Vigan của Philippines vẫn luôn thu hút du khách bởi những dãy nhà trầm mặc được xây dựng từ thời còn là thuộc địa Tây Ban Nha
Bất chấp nắng hè gắt gao, bỏng rát, những loài hoa vẫn âm thầm chắt chiu tinh túy của đất đai xứ sở, dịu dàng vươn lên giữa sỏi đá khô cằn, khiêm nhường khoe sắc bên vệ đường vạt cỏ hay tỏa hương trong núi thẳm khe sâu bình thản giữa dòng thời gian miên viễn. Sức sống bền bỉ của loài hoa dại nhắc cho ta nhớ về triết lí sinh tồn giữa cõi nhân gian...