Muốn tham gia đóng góp xây dựng địa phương thì trước hết, mỗi gia đình cần có sự thống nhất, đồng lòng của các thành viên. Sự bền chặt của gia đình chính là nền tảng vững vàng nhất dẫn tới sức mạnh đoàn kết của cộng đồng, xã hội vì sự phát triển chung.
Chúng con chí kính đan thành, sám hối tụng kinh, nguyện Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cùng chư vị Bồ tát, chư Thánh Hiền chúng hộ trì
Các loại hình nghệ thuật đón xuân được truyền lại đến ngày nay đều tồn tại dưới thể loại tác phẩm dân gian. Tức là, nếu thực sự tồn tại cái gọi là bản quyền ngày Tết, bản quyền đó thuộc về công chúng. Công chúng cũng cần một không gian đủ tự do cho việc gìn giữ và lan tỏa thứ tài sản vô giá của cả dân tộc.
Ngày 15/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức lễ tổng kết, trao giải Hội thao học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2023.
Sinh thời, tôi may mắn được Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký kể lại chuyện tình lãng mạn mà hy hữu của ông. Từ năm 1966 đến 1970, thầy Ký học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, thầy trở về quê nhà Hải Hậu, Nam Định dạy học. Chàng tân cử nhân Nguyễn Ngọc Ký đã phải lòng một cô giáo ngoan, hiền, dễ thương. Cô tên là Bùi Thị Nhiễu, xuất thân trong một gia đình gia giáo, nề nếp ở thành phố Nam Định.
Vốn có gia đình, nhưng người thân đã ruồng bỏ Năm Hiển trong những ngày cuối của cuộc đời với căn bệnh tai biến mạch máu não. Giờ đây, ông đang níu kéo cuộc sống của mình nhờ sự chăm sóc, nuôi nấng của người chị ruột cũng nay yếu, mai đau.
Đồng Nai là vùng đất văn hóa lịch sử lâu đời ở phương Nam. Quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này có công đóng góp không nhỏ của các bậc hiền tài, danh nhân nhiều thế hệ. Các bậc hiền tài, danh nhân có thể sinh ra và lớn lên trên đất Đồng Nai, cũng có thể đến từ những miền quê khác, nhưng những đóng góp của họ trong phát triển Biên Hòa - Đồng Nai xứng đáng được lịch sử, nhân dân ghi nhận và tôn thờ.
Người dân Biên Hòa, nhất là những người lớn tuổi, hẳn còn nhớ câu ca dao: 'Ai ơi có đến Nhà Bè/ Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng'. Hầu như người dân Nam bộ nói chung, người dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng đều nghe và biết câu ca dao: 'Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về'. Địa danh Nhà Bè gắn với một giai thoại thú vị về Thủ Huồng.