Trong không khí sôi nổi kỷ niệm 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên TPHCM, Ban Thường vụ Thành Đoàn và UBND quận Bình Thạnh phối hợp tổ chức chương trình Chủ nhật xanh lần thứ 150 gắn với triển khai thực hiện công trình thanh niên nhiệm kỳ 'Sông Sài Gòn - Con sông Thành phố tôi'.
Ngày 23/7, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật Xanh lần thứ 150 năm 2023, thực hiện cải tạo cảnh quan các tuyến kênh, rạch thuộc tuyến rạch Xuyên Tâm trên địa bàn Thành phố.
Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ số tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội hiện vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Sản phẩm túi sinh học biết thở vừa giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, mà lại dễ dàng phân hủy; hay ứng dụng mGreen trong việc quản lý phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế… là hai trong rất nhiều giải pháp thông minh đã và đang thúc đẩy người dân sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác nhựa, hướng đến phát triển bền vững…
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Theo thống kê của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tỷ lệ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đô thị mới chỉ đạt khoảng 15%. Ngoài vấn đề nước thải, các chuyên gia cho rằng, phân loại rác thải cũng là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần phát huy hơn nữa ứng dụng công nghệ trong phân loại, thu gom rác thải nhằm nâng cao chất lượng môi trường và cuộc sống người dân.
Sáng 9-11, Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học và công nghệ TPHCM (thuộc Sở KH-CN TPHCM) phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ xã hội mGreen tổ chức hội thảo giới thiệu 'Giải pháp công nghệ đô thị thông minh phân loại rác thải tại nguồn và thu gom rác tái chế - mGreen'.
Theo bà Diana Torres, Trưởng phòng Chính sách công Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho sứ mệnh phục hồi kinh tế xanh hậu Covid-19, đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp.
29 doanh nghiệp tạo tác động xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch sẽ nhận được khóa đào tạo 6 tháng và 100 triệu đồng vốn hạt giống để thử nghiệm, hoàn thiện mô hình kinh doanh, lan tỏa những giá trị tích cực.
Cuộc thi tìm kiếm, hỗ trợ mô hình kinh doanh về giảm nhựa PlastiNOvation được khởi động nhằm mục đích thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh tuần hoàn.
Ngày 7/1, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh khai trương EPPIC Shop - cửa hàng trưng bày các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo nhằm giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
Theo các chuyên gia, đa số các mô hình triển khai, ứng dụng kinh tế tuần hoàn đang được tiến hành riêng lẻ, đòi hỏi phải có một hệ thống số hóa để kết nối thành chỉnh thể thống nhất và hoàn thiện.
Trong những năm gần đây, với mục tiêu vì một Thủ đô xanh, nhiều dự án vì môi trường đã được tiến hành. Dù có đem lại ánh sáng tích cực, tuy nhiên, những dự án đó hiện tại đang 'sống lay lắt' hoặc 'chết' bởi đi chệch mục đích ban đầu.
Ngồi tại nhà, đặt lịch qua app, có người đến thu gom rác miễn phí, lại được nhận quà tặng. Ý tưởng sử dụng công nghệ trên điện thoại thông minh để thu gom, xử lý rác tái chế đang được cộng đồng đón nhận, hưởng ứng.
Những người hành nghề đồng nát, ve chai hay còn gọi là lực lượng thu gom rác thải phi chính thức đang âm thầm đưa rác thải quay trở lại đầu vào sản xuất.
Ngày 25/2, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) phối hợp cùng các đơn vị, Phòng TN&MT huyện Đông Anh, UBND xã Dục Tú tổ chức hội nghị triển khai phương án phân loại rác tại nguồn cho các hộ dân thôn Nghĩa Vũ (xã Dục Tú) về phân loại rác và các phương pháp xử lý rác thải hữu cơ.
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, từng bước biến rác thải thành tài nguyên... từ tháng 8/2020, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã tái khởi động lại chương trình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Sau gần một năm thực hiện, chương trình đã nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhất định.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người dân có thể bị phạt và từ chối thu gom nếu không tự phân loại rác tại nguồn. Trước thực trạng việc phân loại rác tại nguồn lâu nay vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, quy định trên phản ánh quyết tâm của Chính phủ trong việc hình thành nếp sống mới trong việc xử lý rác thải.
Vừa qua, Tập đoàn SCG đã khởi công dự án thí điểm đầu tiên về phân loại rác tại nguồn tại trường tiểu học Long Sơn 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.