Hơn 10 năm trước, thực hiện Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, huyện miền núi Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã di dời 134 hộ dân. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 60 hộ dân chưa nhận được tiền hỗ trợ theo quy định.
Tại các địa bàn miền núi tỉnh Thanh Hóa, việc người dân mạnh dạn chuyển đổi trồng cây dược liệu đang góp phần đang tạo ra hướng đi mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Chiều 15/8, Ông Hà Văn Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết, khoảng 19 giờ, ngày 14/8, sau trận mưa lớn, đã xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún nền xảy ra nhiều vết nứt trên tuyến quốc lộ 217 với chiều dài 30 mét, rộng toàn bộ mặt đường là 7 mét.
Trên tuyến Quốc lộ 217, nhiều vết nứt rộng 10cm, tại lề đường có vết nứt sâu khoảng 1m; giữa lòng đường có vết nứt sâu khoảng 20cm, taluy âm tuyến đường bị sạt lở khoảng 3m.
Ngày 15/8, ông Hà Văn Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết, do mưa lớn kéo dài, trên tuyến Quốc lộ 217 xảy ra tình trạng sạt lở, kèm sụt lún, nứt mặt đường tại Km111+450 đoạn qua xã, làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khi đi qua khu vực này.
Theo trang thông tin điện tử của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được công khai: 'Ở thế kỷ XX, đá núi Thanh Hóa lại tiếp tục đi vào lịch sử khi có những đóng góp không nhỏ trong công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở hồ sơ xây dựng Lăng Bác, Nhân dân Thanh Hóa có thể tự hào về một danh sách đá núi xứ Thanh, những loại đá quý được đánh giá ngang với các loại đá quý và hiếm nhất thế giới. Bên cạnh đá đỏ Cẩm Vân, đá xanh núi Nhồi (Đông Sơn), đá trắng bông tuyết ở núi Lở (Vĩnh Lộc), nơi đây còn có một loại đá quý mà không nơi nào có được, đó là đá đỏ mang màu cờ Tổ quốc...'.
Có thể nói vịt Cổ Lũng là đặc sản chỉ có ở vùng đất Bá Thước.
Tình trạng cá nuôi lồng và cá tự nhiên chết bất thường trên sông Mã, đoạn qua huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Gần 10 năm sau khi di dời đến nơi ở mới, nhưng 145 hộ dân ở các huyện miền núi Quan Hóa, Bá Thước (Thanh Hóa) vẫn chưa nhận được hỗ trợ di dời.
Những hộ dân ở huyện miền núi Bá Thước được thông báo được hỗ trợ kinh phí di dời từ 10-20 triệu đồng nhưng đến nay đã gần 10 năm sống trên nơi ở mới họ vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ di dời.
Trong mùa mưa lũ đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra, dẫn đến thiệt hại về người và của khi người dân cố gắng đi qua các ngầm tràn tại Thanh Hóa. Tỉnh có 11 huyện miền núi, nguồn kinh phí có hạn nên số ngầm tràn đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vẫn chưa được tu sửa.
Trong mùa mưa lũ, đã có không ít vụ tai nạn thương tâm dẫn đến thiệt hại về người và của khi người dân cố gắng đi qua các ngầm tràn. Tại một địa phương rộng như Thanh Hóa, có tới 11 huyện miền núi, nguồn kinh phí còn có hạn nên số ngầm tràn đã xuống cấp khá nhiều, tiềm ấn nguy cơ mất an toàn.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 42/95 ngầm tràn trên các tuyến tỉnh lộ và 53/471 ngầm tràn trên các tuyến giao thông nông thôn đã xuống cấp, hư hỏng cần được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cấp thiết. Đây sẽ là những hiểm họa tiềm ẩn, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân khi mùa mưa bão đến.
Nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước đã có từ rất lâu đời, bất cứ người con gái Thái nào cũng biết dệt thổ cẩm và đã trở thành một nét riêng của dân tộc mình.
Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, bởi vậy huyện Bá Thước đã xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bằng việc phát triển những loại cây trồng có thế mạnh của địa phương thành sản phẩm hàng hóa chủ lực, giúp bà con thoát nghèo.
Nhận thấy trồng cây quýt hoi (hay còn gọi là quýt hôi) mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, nhiều người dân huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã nhân rộng, trồng loài cây này.
Chiều 22/11, Chi hội Nhà báo các cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa (Chi hội BCTƯ) đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước.
Cô gái trẻ bị đồn nhiễm HIV lây cho nhiều người ở huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) đã cùng chồng đi xét nghiệm và kết quả âm tính với HIV.
Nghề giáo, Nhà giáo cần nhận được sự tôn trọng đúng mức hơn của cả xã hội.
Với việc chú trọng, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người nông dân....
Những năm gần đây, trong quá trình lựa chọn, phát triển các sản phẩm đặc trưng, cây Quýt Hoi đã được huyện Bá Thước quan tâm phục tráng. Đến nay, cây Quýt Hoi trên địa bàn huyện được trồng chủ yếu trên núi cao tại các xã Thành Lâm, Thành Sơn. Cây thường cho quả vào mùa đông - xuân (từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 1 năm sau).
Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Rất nhiều công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân những huyện miền núi Thanh Hóa đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Mùa nắng nóng, người dân một số nơi phải vất vả tìm nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 519 công trình cấp nước tập trung tại khu vực miền núi. Trong đó chỉ có số ít công trình hoạt động hiệu quả, còn lại là hoạt động kém hiệu quả hoặc không thể hoạt động, gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.
Sau những hành trình dài kiên trì, bền bỉ tìm kiếm, 16 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ Bá Thước (Thanh Hóa) để an táng. Đất mẹ đón các anh vào những ngày tháng Năm lịch sử, các anh đã được trở về nhà sau khi ngã xuống vì đất nước, quê hương.
Tỉnh Thanh Hóa cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhất là trong thời điểm khó khăn nhiều mặt. Tuy nhiên, cũng sẽ xử lý nghiêm đối với các đơn vị cố tình vi phạm các quy định của pháp luật, ảnh hương tới cuộc sống của người dân.
Điểm trường Cao Hoong nằm ở khu vực xa xôi và khó khăn nhất của xã Lũng Cao, huyện Bá Thước. Nơi đây, điều kiện sinh hoạt cũng như cơ sở vật chất dạy và học đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, một phòng học chỉ có từ 7-8 em, nhưng có đến 2, thậm chí là 3 trình độ, gây ra không ít khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ở địa bàn giao thông đi lại khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống thưa thớt, số học sinh cùng tuổi theo tiêu chuẩn mỗi lớp thường rất ít, thì đây là giải pháp hữu hiệu để trẻ em theo học con chữ.
Hơn 2 năm sau khi di dời khỏi các khu vực bị sạt lở về với khu tái định cư thôn Bố xã Lũng Cao huyện Bá Thước, cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi hoàn toàn. 35 hộ dân thôn Bố đã được chuyển đến nơi ở mới, khang trang hơn, với hạ tầng được đầu tư đồng bộ không còn phải nơm nớp nỗi lo đất đá sạt lở, vùi lấp nhà cửa. Nỗi lo bao năm nay đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết.
Ngày 31/1 (tức mùng 10 Tết âm lịch), hàng vạn người dân tộc Mường ở Thanh Hóa đã đổ về trung tâm xã Điền Trung, huyện miền núi Bá Thước để tham gia lễ hội Mường Khô - lễ hội tri ân công lao của Quận công Hà Công Thái.
Người dân các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện phải mạo hiểm vượt qua các ngầm tràn có nguy cơ mất an toàn giao thông mỗi khi mùa mưa lũ về.
Đã bước vào mùa mưa lũ, thế nhưng trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa, nhiều cây cầu treo 'già cỗi' được xây dựng cách đây hàng chục năm, cấu kiện cầu hư hỏng, hoen gỉ, xuống cấp nghiêm trọng... song, vẫn đang từng ngày phải 'gồng mình' duy trì lưu thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong mùa mưa lũ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 31/5, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến 40-80 mm, có nơi trên 100 mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nắng nóng cục bộ, chiều tối có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.