Ngoài các liệu pháp điều trị thuộc về tâm lý học Phật giáo thì tiến trình hoạt động điều trị bệnh cũng phải tuân theo các chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, kết hợp các dược liệu đúng liều lượng, cân nhắc đối với các thuốc giả thuốc chứa các chất độc hại nguy hiểm cho con người,...
Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp con người lìa khổ, thoát khổ.
Những giáo lý quý báu của đức Phật không chỉ cung cấp các phương pháp thực dụng để trị liệu và chữa lành những nỗi khổ niềm đau và thúc đẩy hạnh phúc mà còn có thể giúp giải quyết các vấn đề đương đại phát sinh từ sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ.
Nếu không phá bỏ ngã chấp, sẽ không thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Tâm Kinh dạy 'Ngũ uẩn đều không, độ tất cả khổ ách', tức là chúng ta phải buông bỏ chấp ngã, bởi chấp ngã tạo nghiệp, và nghiệp là nguyên nhân của sinh tử.
Ngũ uẩn là căn bản xuất phát của muôn sự muôn vật. Đức Phật cũng là một con người được cấu thành bởi năm uẩn như tất cả chúng sinh, nhưng với sự liễu tri về thực tại của chính bản thân mình nên Ngài đã từ bỏ lối sống hưởng thụ thỏa mãn mọi nhu cầu cho thân ngũ uẩn cũng như từ bỏ sự tu tập khổ hạnh hành hạ thân ngũ uẩn
Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có, tâm trạng mỗi người rất khác nhau.
Nhưng khổ đau lớn nhất của con người không phải do già bệnh mà do chấp thủ thân này là tôi, là của tôi và tự ngã của tôi. Thực ra, chẳng có gì trong bốn đại và năm uẩn này đích thực là tôi cả.
Mật giáo nói: Phật thể hiện phương tiện độ sinh của Ngài bằng vào uy lực gia trì. Gia trì về ba phương diện, mà thuật ngữ gọi là 'tam mật du-già', tương xứng theo ba hành nghiệp của một chúng sinh: thân, miệng và ý.
Những nguy hiểm mà tâm phải đối mặt giống như rắn, lửa và trộm - chúng ngày đêm rình rập để gây tai họa cho ta: cướp của ta, giết chết ta và tước đoạt của cải quý giá, phẩm hạnh của ta.
Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.
Phật dạy có trí tuệ mà không có từ bi là càn tuệ tức trí tuệ khô. Vì vậy trí tuệ phải có từ bi thì trí tuệ ấy mới tươi nhuần. Còn từ bi mà thiếu trí tuệ thì gọi là từ bi mù, nên chúng ta tu Phật phải có đủ từ bi và trí tuệ. Bởi vì có trí tuệ rồi chẳng lẽ ngồi không, ai khổ mặc họ không cần biết đến ? Như vậy là ích kỷ, không có lợi ích gì cả. Cho nên người tu phải phát tâm từ bi, chúng sinh tuy hư giả nhưng lại không biết hư giả. Vì vậy họ khổ, chúng ta phải thương, phải cứu họ, làm cho họ hết khổ. Như vậy nhờ trí tuệ phá kiến chấp sai lầm, phá ngu muội tăm tối. Nhờ lòng từ bi thương người mê lầm, ta chỉ cho họ thấy được lẽ thật, không còn chấp, không còn đau khổ nữa. Đó mới gọi là làm tròn bổn phận người tu.
NSGN - Phá thai là một vấn đề đã có từ xa xưa và trở thành một đề tài gây tranh luận gay gắt trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đạo đức, chính trị và tôn giáo.
Giải thoát hàm ý là cởi bỏ được sự trói buộc của phiền não mà vượt thoát khỏi thế giới mê muội khổ đau, nên cũng gọi là Độ thoát, Đắc thoát....
Bình-sa vương vốn là một Phật tử thuần thành, ông rất quý kính Đức Phật và thích nghe giáo pháp của Ngài. Tuy nhiên, thứ phi Khema của vua thì trái lại, bà rất sợ gặp Đức Phật. Bởi vì đối với Thế Tôn, sắc là họa hoạn, là vô thường, là khổ… mà bà thì rất có sắc.
Giáo lý Vô ngã (vô tự tính) đầu tiên được Đức Phật nói cho năm anh em ông Kiều-trần-như tại Vườn Nai trong kinh Vô ngã tướng (Anatta Lakkhana Sutta), bài kinh thứ hai sau kinh Chuyển pháp luân. Nghe xong pháp thoại, năm anh em ông Kiều-trần-như đã chứng đắc A-la-hán.
Hòa thượng pháp danh Tâm Nguyện, thế danh là Phạm Văn Quý, sinh ngày 23 tháng chạp năm Bính Thìn (16-1-1917) tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngài là con thứ ba trong một gia đình Nho giáo. Thân phụ là cụ đồ Phạm Đình Giá, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Ấm.
Quán Thế Âm Bồ tát, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại, nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất đây là danh xưng khác của Quán Thế Âm Bồ Tát. Tên gọi Quán Tự Tại xuất phát từ chính pháp môn mà Ngài tu tập. Chính vì hạnh nguyện cứu khổ, ban vui và sự ứng hóa khôn cùng của Ngài
Năm uẩn có thể được hiểu là toàn bộ sự sống của mỗi chúng sanh. Trong đó sắc uẩn thuộc về thân, còn lại thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thuộc về tâm. Năm uẩn là một trong những giáo lý quan trọng hàng đầu của Phật giáo.
Pháp ở trong tất cả chúng ta. Cho dù bạn có nhận ra nó hay không, nó vẫn có mặt. Cho dù bạn có quan sát nó hay không, nó vẫn ở đó. Vấn đề đơn giản là liệu bạn có biết cách giải mã nó hay không. Một khi bạn biết các giáo lý của Đức Phật, bạn có thể tự giải mã, giống như cách bạn tập đọc một quyển sách.
Đó là chia sẻ của thầy Thích Minh Niệm - tác giả cuốn sách nổi tiếng Hiểu về trái tim, Làm như chơi và nhiều cuốn sách khác, là vị thầy hướng dẫn những phương pháp thực tập chữa lành giúp đỡ đến nhiều người. Mời bạn đọc cùng theo cuộc phỏng vấn này trên Báo Giác Ngộ số 1241, ra ngày 1-3.
Tôi tìm hiểu giáo lý đạo Phật và được biết năm uẩn đều không. Tuy vậy tôi cũng chưa hiểu hết về sự vô thường và vô ngã của từng uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Mong được quý Báo chia sẻ về vấn đề này. Quan trọng hơn, nếu năm uẩn đều không thì cái gì tái sinh ở đời sau?
Một trong những lý do tại sao Đức Phật dạy pháp (Dhamma) là để khuyên chúng ta buông bỏ, không bám víu vào bất cứ thứ gì. Càng thực sự hiểu pháp, chúng ta càng dễ buông bỏ. Người biết một ít, có thể buông bỏ một ít; người biết thật nhiều, có thể buông rất nhiều.
Tu thiền Tứ Niệm xứ, mỗi đối tượng thân, thọ, tâm, pháp đều có hai phần thực hiện thiền chỉ và thiền quán. Phần quán sát theo dõi các đối tượng gọi là thiền chỉ và phần quán tính sinh diệt trên mỗi đối tượng gọi là thiền quán.
Điểm tương đồng về niềm tin trong triết học của Kant với Phật giáo nằm ở sự nhận thức qua các hệ giá trị đạo đức của một người thực hành đức tin tôn giáo mang lại.
Có một gã hành khất tự dựng túp lều tranh trên mảnh đất nghèo. Gia tài anh chỉ là cái thau bể và một thùng gỗ với những vật dụng linh tinh, không có giá trị gì.
'Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
Sợ là một cảm xúc khó chịu phát khởi chủ yếu từ lòng tham. Tham và sự bám chấp là nhân cho nhiều thứ bất thiện, phiền não và ác nghiệp trong đời. Vì hai thứ này mà chúng ta lang thang trong vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Ngược lại, tâm vô úy, không sợ hãi, là trạng thái của sự bình an, tĩnh lặng tuyệt hảo, và là thứ ân sủng cao thượng nhất mà tất cả chúng ta có thể đạt được.
Đọc Bát-nhã Tâm kinh, chắc ai cũng nhớ đến câu mở đầu: 'Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa'. Trong đó chữ 'thâm' được mọi người hiểu khác nhau. Vậy hiểu như thế nào mới đúng là điều mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát có ảnh hưởng rất sâu đậm trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Ai cũng quý thân tâm này, nó là tôi và của tôi, cũng từ đây mọi chấp thủ hình thành rồi sinh ra hết thảy phiền não khổ đau.
Khi chúng ta hoảng loạn, lo âu, sợ hãi đủ thứ chuyện trên đời và phóng tâm theo tưởng uẩn thì có triệu triệu con virus được dịp lưu trú, sinh sôi nảy nở bủa vây khắp thân tâm, chúng bào mòn, rúc rỉa cho nỗi sợ hãi, phiền não này càng lúc càng tăng nhiệt não sầu ưu bi khổ. Sáu căn mở toang, phóng thích cho tham, sân, si thì gặp sáu trần làm bệ phóng ươm thêm nỗi đau lửa khổ, là do mình, do chính mình vậy. Nhân tai hay thiên tai cũng phát xuất từ tứ đại này mà ra.
Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là 'duy trì, nắm giữ'; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và sự giải thích khác nhau trong quá trình phát triển tư tưởng ở Ấn Độ. Phật giáo chia sẻ thuật ngữ này và một số ý nghĩa của nó với những tôn giáo Ấn Độ khác, nhưng đồng thời nó cũng đưa ra một số giải thích riêng. Pháp có thể bao hàm nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau và liên quan đến những vấn đề khác nhau. Ở đây chúng ta sẽ xem xét khái niệm này dưới hai đề mục: trước hết là pháp ở nơi nghĩa chung, bao gồm nhiều nghĩa khác nhau; và thứ hai là pháp mang tính thuật ngữ riêng, chỉ cho những thành phần hay yếu tố cuối cùng của toàn bộ thực tại hiện hữu.