A Lưới đã phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) đã tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững.
'Các địa phương thông báo cho chủ tàu thuyền biết diễn biến của bão số 3, gió mạnh trên biển để chủ động sản xuất và phòng tránh. Ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa hè thu còn lại theo phương châm 'xanh nhà hơn già đồng', tránh thiệt hại do mưa bão', đó là những yêu cầu mà Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN) lưu ý đối với các ban ngành, địa phương nhằm ứng phó với cơn bão số 3.
Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.
Gần đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân tại các làng hoa truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế hối hả, khẩn trương chăm bón vườn hoa Tết. Không những cần mẫn, thức khuya dậy sớm mà các chủ vườn còn áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật để hoa nở đúng dịp Tết.
Chi cục Thú y tỉnh (Sở NN&PTNT) yêu cầu các địa phương hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia súc chủ động dự trữ, đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn tại chuồng và nuôi nhốt, không chăn thả trâu, bò khi thời tiết mưa lớn kèm nhiệt độ xuống thấp. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra.
Không chỉ thoát khỏi huyện nghèo mà mục tiêu hướng đến của huyện A Lưới là không để tái nghèo và từng bước nâng đời sống Nhân dân lên tầm cao mới.
Nhiều điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt trên địa bàn các huyện Nam Đông, A Lưới đã được chính quyền cảnh báo mỗi mùa mưa lũ. Tuy nhiên, do nguồn lực còn khó khăn dẫn đến việc đầu tư xử lý các điểm sạt trượt, di dân tái định cư (TĐC) an toàn vẫn còn 'nhỏ giọt'.
Được kỳ vọng là loại cây trồng giúp thoát nghèo nên nhiều hộ dân ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng sâm Bố Chính. Tuy nhiên sau nhiều tháng chăm bón, gần đến thời điểm thu hoạch thì nhiều diện tích trồng loại cây dược liệu này bỗng dưng nhiễm bệnh và chết hàng loạt.
Nhiều diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới hiện bị 'chết non' khi chưa đến kỳ thu hoạch khiến người dân gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp đang triển khai các giải pháp khắc phục.
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, A Lưới đã phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật đã tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao đời sống người dân, giảm nghèo bền vững.
Nhiều năm qua, người dân ở các xã miền núi thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng cây chuối già lùn lên đến hàng trăm hécta. Từ cây trồng xóa nghèo này, sản phẩm chuối già lùn trở thành nông sản sạch, an toàn có thương hiệu trên thị trường và là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhiều hộ dân trồng chuối già lùn dần thoát nghèo vươn lên và có cuộc sống ổn định.
Đợt nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở miền Trung. Là địa phương được xem là 'chảo lửa' của tỉnh Thừa Thiên-Huế, những ngày này, lực lượng chức năng huyện Nam Đông đang 'căng mình' vào công tác phòng, chống cháy rừng.
TTH - Trên cơ sở vùng sản xuất nông nghiệp đã có quy hoạch, kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, Tập đoàn Quế Lâm đã hợp tác cùng huyện A Lưới đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn (NNHC, NNTH), chăn nuôi an toàn sinh học đối với một số cây trồng, vật nuôi. Từ những mô hình 'manh nha' đầu tiên, giờ đây nông dân A Lưới đã 'sống được' với chính sản phẩm nông sản của mình.
Dự báo sẽ có rét đậm, rét hại trong những ngày tới- nhất là ở địa bàn vùng núi cao Nam Đông, A Lưới, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương thành lập các đoàn công tác về cơ sở kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và hướng dẫn người dân chủ động nguồn thức ăn, nuôi nhốt gia súc tại chuồng.
Để chủ động ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại những ngày tới, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương nhất là vùng núi cao, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi có biện pháp gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn, tránh thiệt hại gia súc trong mùa rét.
TTH - Hàng năm, đến mùa giá rét nhất là đợt cuối - đầu năm như hiện nay, việc dự trữ nguồn thức ăn cho trâu bò đang trở thành bài toán 'nan giải' do tập quán chăn thả rong, phân tán gia súc ở A Lưới.
Trong hai ngày 2 và 3/12, trên địa bàn tỉnh TT-Huế xuất hiện đợt mưa lớn trên diện rộng, với lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 400mm, cơ quan chức năng phát cảnh báo các địa phương, đơn vị cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất, dông, lốc sét và gió giật mạnh.
Chiều 29/11, Ban Chỉ huy PTT&TKCN tỉnh cho biết, đã có thông báo cảnh báo thiên tai gửi các địa phương, chủ hồ đập về việc cảnh báo, ứng phó với không khí lạnh, gió mạnh trên biển, mưa lớn diện rộng.
TTH - Nhiều cụm dân cư ở vùng A Lưới, Nam Đông với đặc thù sống ven triền núi, sông suối vẫn thấp thỏm trong mùa mưa lũ vì nỗi lo lũ quét, lũ ống, trượt lở đất. Giấc mơ tái định cư (TĐC) luôn 'chập chờn' trong mỗi cuộc di dân đến nơi an toàn mỗi mùa thiên tai, gió chướng…
TTH - Những chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò ở A Lưới đã từng bước nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ phương thức chăn nuôi thả rong sang chuồng trại...
TTH - Tại thời điểm này, đàn lợn trên địa bàn tỉnh ước khoảng 155 ngàn con, tăng 6.600 con, tương ứng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kiểm dịch, ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép được ngành chức năng quan tâm...
TTH - Từng nước nâng cấp, đầu tư mới kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện A Lưới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp đang được địa phương triển khai.
TTH - A Lưới triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân.
TTH - Chủ động ứng phó, xử lý các điểm nguy cơ cao sạt lở núi và tái định cư (TĐC) di dời người dân đến nơi an toàn là những giải pháp chính quyền huyện A Lưới thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
TTH - Rút kinh nghiệm từ các năm, A Lưới tìm giải pháp chủ động bảo vệ mùa màng, tài sản khi dông lốc, sét, mưa đá xảy ra.
TTH - Nằm bên sông A Sáp, người dân khu tái định cư (TĐC) Hồng Thượng (xã Hồng Thượng, huyện A Lưới) thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi lũ lớn, gây thiệt hại hoa màu, uy hiếp đời sống khu dân cư.
TTH - Theo dự báo trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh xuất hiện đợt mưa rét, vùng miền núi Nam Đông, A Lưới nhiệt độ giảm sâu, nguy cơ rét đậm, rét hại kéo dài. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, người dân, chính quyền địa phương vùng miền núi đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) chỉ đạo các địa phương có phương án bảo vệ, chống rét, chuẩn bị thức ăn cho các đàn gia súc, gia cầm đề phòng các đợt rét kéo dài.
TTH - Với tinh thần bù lại những điều chưa làm được trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, huyện A Lưới tập trung triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
Người đứng đầu chính quyền các xã thuộc huyện miền núi A Lưới (TT-Huế) - nơi để xảy ra gia súc chết rét hàng loạt do chủ quan, thiếu sâu sát - sẽ bị xử lý trách nhiệm.