Một nhà vườn tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng bị kẻ gian phá hoại, cắt đứt ngang thân 325 cây mác mác (chanh dây) đang cho thu hoạch.
Sau một thời gian dài chờ đợi, ngày 20-9, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết cho người từ 4 tuổi trở lên.
Ngay sau cơn bão số 3 đi qua, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình đã huy động tổng lực, cung cấp đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị vật tư y tế cho cơ sở khẩn trương phun thuốc khử trùng tiêu độc, dọn dẹp vệ sinh môi trường, góp phần đảm bảo phòng, chống dịch bệnh sau bão lũ.
Thời gian gần đây, bệnh sâu đầu đen tại tỉnh Bến Tre bùng phát trở lại làm nhiều vườn dừa không cho thu hoạch một trái nào. Ngành nông nghiệp cùng nông dân đang khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu đầu đen để bảo vệ vườn dừa.
Khoảng 5 năm trở lại đây, nông dân Sóc Trăng đã phần nào 'giải phóng' được sức lao động, khi có nhiều loại máy móc thay thế. Trong các loại máy như: máy xới, máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp... thì thiết bị máy bay không người lái được xem là thiết bị hiện đại, vì ứng dụng công nghệ cao vào canh tác lúa. Bởi máy bay không người lái đã thay thế sức lao động của rất nhiều nông dân trong các khâu gieo sạ, bón phân, phun thuốc cho lúa.
Huyện Đạ Tẻh vừa ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan hồ Đạ Hàm.
Nước lũ dâng cao do hoàn lưu bão số 3 đã nhấn chìm trang trại nuôi 80.000 con gà đang thời kỳ đẻ trứng của một hộ gia đình ở huyện Đông Anh (Hà Nội), ước tính thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.
Sáng 17/9, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương Nguyễn Văn Hinh cho biết Bộ Y tế đã cấp 1.500 kg hóa chất CloraminB hỗ trợ Hải Dương khử khuẩn môi trường vùng ngập lụt.
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, ngày 16/9 Trung tâm Y tế huyện Ba Bể cùng với Trạm Y tế xã Nam Mẫu tiến hành đồng loạt phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường sau mưa lũ tại các hộ gia đình bị ngập lụt trên địa bàn xã Nam Mẫu.
Những ngày này, cán bộ, công nhân Xí nghiệp Cây xanh (Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương) đã và đang tích cực phục hồi, trồng lại, chống dựng những cây xanh trên địa bàn TP Hải Dương bị cơn bão số 3 quật đổ. Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Hải Dương ghi lại trong ngày 16/9:
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh có 33 trường học (trong đó có nhiều trường ở các huyện vùng cao như: Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình) bị ngập nước, sạt lở đất, hơn 2.000 học sinh có nhà bị ngập, sạt lở đất, đồ dùng, sách vở bị lũ cuốn trôi. Tính đến ngày 13-9 đã có 292/456 trường cho học sinh đi học trở lại, chiếm 64%. Trước đó, các trường đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, chặt bỏ cây đổ, phun thuốc khử khuẩn trường, lớp học để đón học sinh quay trở lại trường học an toàn.
Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Sáng 15-9, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên và Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố, Trung đoàn 126 đã huy động lực lượng tiếp tục tham gia giúp nhân dân trên địa bàn tổng dọn vệ sinh, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Tối 9/9, trong lúc 2 anh em ruột quê ở xã Phú Mậu, thành phố Huế đang ở tại một ngôi nhà 2 tầng trên địa bàn tỉnh Yên Bái thì đất trên đồi bất ngờ sạt lở, đè sập ngôi nhà khiến 2 anh em tử vong. Đến sáng ngày 13/9, thi thể của 2 nạn nhân đã được đưa về nhà ở thôn Lại Ân, xã Phú Mậu lo hậu sự.
Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 ca so với tuần trước đó). Dịch bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã được dọn dẹp, đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, nhưng hai tuyến phố chính của phường Hồng Hà là Trần Hưng Đạo và Thanh Niên, nơi tâm lũ vẫn ngập trong bùn lầy.
Ngày 14/9, trao đổi với phóng viên Báo ông Nguyễn Văn Trai, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu, TP.Huế, tỉnh TT-Huế cho biết, hai anh em ruột trên địa bàn xã đã không may bị tử vong trong một vụ sạt lở tại Yên Bái.
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện Thạch Thất đã đồng loạt tổ chức tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Sau bão số 3, việc khắc phục hậu quả kết hợp với xử lý các vấn đề về môi trường đang được các cấp ủy, chính quyền, người dân trong huyện tập trung thực hiện, góp phần ổn định cuộc sống, phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân.
Cũng như các cơ sở trên địa bàn Hà Nội, nhiều bệnh viện bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cơn bão số 3. Giờ đây, khi bão đã qua, nước đã rút, các bệnh viện đang khẩn trương khắc phục các hậu quả bão lũ, vệ sinh môi trường để đảm bảo các dịch vụ đón bệnh nhân trở lại bình thường.
Trong 2 ngày 12 và 13-9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên và Quân khu 1 tiến hành phun thuốc khử khuẩn những vùng bị ngập lụt do hoàn lưu của cơn bão số 3 trên địa bàn TP. Thái Nguyên.
Sau khi nước lũ rút, người dân tại nhiều điểm ngập lụt ở thành phố Lào Cai về nhà dọn dẹp vệ sinh bùn đất, đồ dùng gia đình.
Người dân vùng lũ phải đối mặt với cuộc sống tạm bợ, thiếu nước sạch rất dễ phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Mặc dù người trồng dừa ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) dọn vườn, tỉa cành, phun thuốc để cứu sống cây dừa, nhưng sâu đầu đen vẫn tấn công. Diện tích dừa bị sâu hại năm 2024 tăng hơn so năm ngoái.
Ngày 11/9, Trung tâm y tế huyện Tràng Định cử 50 cán bộ thực hiện giám sát vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước, phun hóa chất xử lý môi trường tại các trường học, chợ và khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt tại các khu dân cư trên địa bàn huyện, ưu tiên các khu vực vừa bị ngập lụt.
Ngày 10-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tại huyện Minh Hóa có 1 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 131 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện, còn 29 ổ dịch đang hoạt động.
Tại tỉnh Kon Tum, bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến bất thường với số ca nhiễm tăng mạnh. Ngành y tế Kon Tum đang tích cực triển khai công tác phòng chống, ngăn chặn bệnh diễn biến thành dịch lớn.
Tại thôn Bình Minh, xã Phan Hòa ( Bắc Bình), Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức trình diễn máy sạ cụm trong thực hiện mô hình áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao và mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính.
Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Lê Kế Hồi, thôn Đông Tảo Đông, xã Đông Tảo (Khoái Châu) đã đầu tư phát triển nghề trồng quất cảnh, mang lại lợi nhuận trung bình trên 500 triệu đồng/năm.
Sáng nay -5/9, hơn 235.600 học sinh tỉnh Yên Bái dự lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025.
Bước vào năm học 2024 - 2025 cũng là dịp giao mùa, nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.
Các mẫu máy bay không người lái (UAV) mới nhất của DJI được trang bị hai bình phun có thể phun tới 18 lít hóa chất mỗi phút.
Nghệ An hiện có trên 1.700 ha thông nhiễm sâu róm. Để khống chế dịch sâu róm, các cơ quan chức năng Nghệ An đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật như bẫy đèn để bẫy và tiêu diệt trưởng thành, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đối với sâu ở tuổi 1-3.
Một người bạn thân của tôi gửi từ An Giang lên cặp cây chúc. Vì quý bạn, nên tôi chăm sóc hai cây chúc này rất kỹ. Những hôm ở nhà, cứ sáng sớm hay tối muộn, tôi đều soi đèn để tìm bắt cho bằng được các loại sâu bám trên lá.
Cộng hòa Dân chủ Congo đối phó với đợt bùng phát đậu mùa khỉ; Cuba nỗ lực ngăn chặn dịch Oropouche... là những tin tức nổi bật có trong cụm tin quốc tế ngày 31/8.
Các cơ quan y tế Cuba đã bắt đầu chiến dịch phun thuốc ở Havana vào thứ Sáu để chống lại sự lây lan của virus Oropouche, còn được gọi là virus 'sốt con lười'.
Ngày 30/8, cơ quan y tế Cuba đã tiến hành các chiến dịch phun thuốc khử khuẩn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Oropouche hay còn gọi là OROV .
Hàng ngàn héc ta rừng thông ở Nghệ An đang bị sâu róm tàn phá và có nguy cơ lan rộng.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, vụ Mùa năm nay, tổng diện tích gieo cấy của toàn tỉnh vượt kế hoạch đề ra, đạt trên 101% kế hoạch. Hiện nay, các trà lúa đã bắt đầu bước vào giai đoạn trỗ bông.
Toàn tỉnh Nghệ An có trên 1.723,6ha rừng nhiễm sâu, trong đó có 601ha nhiễm nặng, 342,6ha bị sâu gây xơ trụi lá. Địa phương đang tập trung mọi biện pháp xử lý dịch sâu róm hoành hành trên địa bàn.
Theo báo cáo từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện và thành phố, tình hình sâu bệnh hại lúa đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng và các bệnh như bạc lá, thối nhũn vi khuẩn. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị các địa phương đôn đốc bà con nông dân từ ngày 28-8 đến 12-9 đồng loạt phun thuốc phòng, trừ bảo vệ cây lúa.
Từ việc thay đổi tư duy làm nông nghiệp, như: tham gia hợp tác xã sản xuất tập trung, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hướng tới tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm đã giúp cho nhiều nông dân là đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng từng bước vươn lên làm giàu.
Đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nông nghiệp và phát triển nông thôn là tất yếu khách quan; là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế. Những năm gần đây, Bình Phước đang nỗ lực thực hiện CĐS trong nông nghiệp, thể hiện rõ bằng việc nhiều nông dân đã ứng dụng thành công công nghệ số phát triển nông nghiệp.
Để ngành sầu riêng phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng, tỉnh Đắk Lắk luôn tăng cường hỗ trợ, khuyến khích người dân áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
Khoảng 1 tháng nay, rừng phòng hộ Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị sâu róm tấn công và đang có nguy cơ trở thành dịch.