Về xử lý các dự án yếu kém, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Ban Chỉ đạo sẽ cùng các doanh nghiệp ngồi lại, đánh giá lại tình trạng của dự án, rà soát lại vấn đề tồn đọng và nguyên nhân; mở hướng giao quyền cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
'Từ một dự án có thể 'đắp chiếu chết', đến giờ chúng ta đã nhìn thấy sự hồi sinh và cả tương lai', ông Nguyễn Hùng Dũng, thành viên HĐTV PVN nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An: Với mục tiêu đưa các dự án yếu kém hồi sinh, cắt lỗ, hướng đến có lãi và hoạt động hiệu quả… Bộ Công Thương đã và đang tích cực chỉ đạo, điều hành với nhiều hoạt động sâu sát, kịp thời.
Hiện đã có 5 dự án được đưa ra khỏi danh sách yếu kém bước đầu khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi, nhưng để giải quyết dứt điểm những tồn tại, vẫn cần thêm không ít thời gian.
Từ cách thức xử lý 5/12 dự án chậm tiến độ của ngành Công Thương vừa được đưa ra khỏi 'danh sách đen', chuyên gia Phan Đức Hiếu cho rằng cần 'phải đặt đồng hồ đếm ngược' cho tất cả các dự án đang còn tồn tại để có thể giải quyết trong thời gian sớm nhất.
TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng không có phương án tuyệt đối tốt, mà chỉ có phương án tối ưu trong xử lý các dự án kém hiệu quả ngành công thương. Theo đó, cần có giải pháp để xử lý với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước.
Đánh giá việc xử lý các dự án yếu kém, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng: Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực rất cao. Và rõ ràng là với nỗ lực làm việc như vậy, phải có kết quả. Có những dự án gọi là hồi sinh, tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Cá nhân tôi đánh giá cao 2 điểm, đó là xử lý tích cực và xử lý có kết quả.
Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1-Hải Phòng, Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ (PVB) và Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước (OBF); Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất đã được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ, tồn tại kéo dài của ngành Công Thương.
Ngày 4/11, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Ban Chỉ đạo) đã họp thống nhất một số nội dung liên quan đến xử lý các dự án.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, người quản lý khu đất 3.400m2 ở Tam Đảo có thể khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cáo trạng xác định bị can Trịnh Xuân Thanh dùng tiền dự án 25 tỉ đồng đi mua lô đất 3.400 m2 tại thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho bố đẻ đứng tên bán rồi chuyển nhượng với giá 45 tỉ đồng.
Nắm giữ tổng tài sản trị giá gần 3 triệu tỉ đồng, các doanh nghiệp nhà nước dù có tăng trưởng nhưng được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm lực nguồn vốn.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về Kết quả thực hiện các nghị quyết về quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước.
Bức tranh thua lỗ nợ nần của 12 dự án yếu kém ngành công thương được phác họa trong báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Thiệt hại kinh tế cho Nhà nước của 12 doanh nghiệp/dự án yếu kém vẫn chưa được xác định đầy đủ, theo báo cáo mới nhất của Chính phủ.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng vừa chủ buổi họp trực tuyến với đối tác Tổng công ty Shinkong Synthetic Fibers (SSFC-Đài Loan) về việc thúc đẩy tiến độ hợp tác sản xuất kinh doanh Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.
Đến hết năm 2019, Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) có tổng tài sản là 4.798 tỷ đồng, nhưng tổng nợ phải trả là 7.901,67 tỷ đồng, lỗ lũy kế 5.356 tỷ đồng.
Mới đây Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Shinkong Synthetic Fibers Corporation (SSFC) của Đài Loan (Trung Quốc) trong sản xuất sợi DTY.
Sau khi có nhà đầu tư mới, nhà máy xơ sợi Đình Vũ càng sản xuất càng lỗ, số lỗ lũy kế vượt 5.120 tỷ đồng, tính đến 31/8/2019.
Dù nhiều giải pháp đã được triển khai ở các bộ, ngành song nhiều dự án trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương vẫn không ngừng báo lỗ.
Hiện nay có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án này. Tổng dư nợ đến thời điểm 30/6/2019 là 22.423 tỷ đồng...