Với người Tày, ngày rằm tháng Bảy (âm lịch) còn được gọi bằng một cái tên khác là Tết 'Pây tái' hoặc 'chầu tái'.
Theo học giả Toan Ánh, tục đi sêu nêu ra tinh thần biết ơn nhạc phụ nhạc mẫu đã sinh ra vị hôn thê của mình và là dịp để chàng trai tỏ lòng thương mến cô gái qua nghi lễ phong tục.
Những món ăn truyền thống của ngày Tết đã bước chân vào lãnh địa của văn chương Việt Nam với nhiều phong vị độc đáo, đậm đà giá trị nhân bản sâu sắc.
Đối với dân tộc Tày, chuyện trăm năm của đôi lứa thường được các gia đình chọn để tổ chức trong dịp đầu xuân, đây là một nét đẹp truyền thống trong đời sống của dân tộc Tày.
Hát cỏ lẩu là một loại hình thơ ca dân gian của người Nùng Phàn Slình. Điệu hát này thường có nội dung kể về diễn trình trong một đám cưới của người Nùng bắt đầu từ các bước ăn hỏi, xin số mệnh để so tuổi, báo mệnh hợp, lễ sêu tết cho đến lễ báo cưới, lễ cưới.
Mùa xuân ở xứ Lạng bắt đầu khi trên cành khô những nụ hoa lê bung nở, cánh én chao nghiêng trên nền xanh của cây cỏ đâm chồi. Xuân đến tết về, người dân ngoài tất bật dọn dẹp nhà cửa còn háo hức chuẩn bị những món quà thơm ngon nhất để cúng giỗ gia tiên và biếu tặng người thân, bạn bè. Các thức quà của mùa xuân rất đa dạng, đó là những món ẩm thực đặc sắc, những món bánh thơm ngon, hay chỉ đơn giản là một cành đào vừa hé nở…
Cốm làng Vòng - thức quà nức tiếng Hà Nội - món quà của Thần Nông từng làm xao xuyến biết bao tâm hồn ở xứ thanh lịch, đi vào thi ca bằng tất cả những trang nhã sang trọng.
Trong 54 dân tộc anh em, người Tày chiếm một số lượng khá lớn. Họ sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và làm nông nghiệp lúa nước. Vì vậy mà văn hóa của người Tày cũng đậm chất văn hóa nông nghiệp, điển hình thông qua ngôi nhà, trang phục, dân ca và bếp lửa của người Tày.
Vì một chức vụ của làng, hai gia tộc ở Hưng Yên đã mâu thuẫn thù hằn cho tới khi đám cưới của đôi trẻ diễn ra.