Hôm nay 14/4, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, gây khô hạn, nắng nóng gay gắt, thiếu nước mặt ở nhiều địa phương.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn, chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cao điểm xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2023 - 2024 đã qua. Song, xâm nhập mặn vẫn tăng theo kỳ triều đầu tháng 3 âm lịch.
Sáng nay (8/4), Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn xâm nhập từ triều biển Tây vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ sau thời gian sụt giảm, hôm nay lại tăng mạnh, có nơi nồng độ mặn đã tăng lên ở mức 9,5‰, tương đương với độ mặn đo được vào đầu tháng 3 vừa qua.
Cơ quan khí tượng dự báo trong những ngày cuối tuần, nắng nóng tại Nam bộ tiếp tục gia tăng và xảy ra diện rộng trên khu vực miền Đông, có nơi nắng nóng gay gắt.
Đến nay dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Thuận đã chi trả bồi thường, hỗ trợ đạt 95,24% kinh phí, tỷ lệ thu hồi đất đạt 98,3%.
Tùy vào diễn biến độ mặn xâm nhập, có thời điểm đơn vị vận hành cống Cái Lớn – Cái Bé (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) phải đóng tất cả 11 cửa van cống Cái Lớn để ngăn mặn. Sau đó, số lượng cửa van đóng mở sẽ được điều chỉnh hợp lý để góp phần giảm mặn, bảo vệ mùa màng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện thủy thuận tiện đi lại.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, những đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam bộ khả năng tập trung trong tháng 4 và tháng 5-2024, cụ thể là từ ngày 8 đến 13-4, từ ngày 22 đến 28-4 và từ ngày 7 đến 11-5.
Từ ngày 2 đến 4-4-2024, tất cả các cửa cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn và cống Cái Bé trên sông Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) sẽ đóng hoàn toàn. Tàu ghe chỉ được đi qua khu vực hai cống này bằng cửa âu thuyền.
Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh; người dân cũng cần lắp đặt hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo lượng nước sinh hoạt và tưới tiêu.
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ khả năng tập trung trong tháng 4-5/2024 (từ 8-13/4, từ 22-28/4, từ 7-11/5).
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ khả năng tập trung trong tháng 4 và 5.
Từ ngày 02 - 04/4/2024, giao thông đường thủy nội địa tại khu vực cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn và cống Cái Bé trên sông Cái Bé bị hạn chế lưu thông.
Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1 đến 10-4, ngày 31-3, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn tại khu vực trên giảm dần đến giữa tuần sau đó tăng dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 4-2023.
Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1 - 10/4, ngày 31/3, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn tại khu vực trên giảm dần đến giữa tuần sau đó tăng dần.
Dự báo trong tháng 4, xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ khả năng tập trung từ ngày 8-13/4 và từ 22-28/4. Các địa phương ở khu vực trên cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Do nắng nóng kéo dài liên tục nhiều ngày, xác suất mưa rất thấp, nên mức độ xâm nhập mặn trên các sông ở Nam bộ hiện nay đã được nâng cấp độ 2.
Trước thông tin thiệt hại do hạn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long lên tới hơn 70.000 tỷ đồng, đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định thiệt hại không thể lớn như con số nêu trên.
Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, từ nay đến cuối tháng 3/2024, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh tiếp tục bị xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt.
Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ đạt 62% dung tích thiết kế, thấp hơn 10% so trung bình nhiều năm; khu vực Bắc Trung Bộ đạt 65%, Nam Trung Bộ đạt 71%, Đông Nam Bộ đạt 60%; riêng khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 52% dung tích thiết kế, thấp hơn 5% so trung bình nhiều năm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng của 4 đợt xâm nhập mặn tăng cao (thời kỳ 23 28/3, 8-14/4, 23-28/4, 6-12/5), trong đó đợt xâm nhập cao nhất vào thời kỳ 8-14/4. Đợt gần nhất được dự đoán cao điểm hạn mặn từ ngày 24 - 28/3.
Từ đầu mùa khô đến nay, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn ra phức tạp, khó lường, tuy nhiên, nhờ đầu tư, vận hành tốt các trạm đo mặn tự động nên Hậu Giang có được thông tin dự báo nhanh, chính xác để người dân ứng phó kịp thời và giảm áp lực cho cán bộ đi đo mặn.
Dự báo, xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 24 - 28/3. Các chuyên gia khuyến cáo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Dự báo, xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 24-28/3. Các chuyên gia khuyến cáo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Người dân nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao, chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc để hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
Kết quả đo nồng độ mặn trong những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cho nồng độ mặn ở mức khá cao, nhất là tại các huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, với mức từ 2 phần nghìn đến 9,5 phần nghìn.
Dự báo tình hình hạn mặn năm nay có thể khốc liệt như mùa hạn lịch sử năm 2015, hệ thống cống lớn nhất miền Tây có thể sẽ đóng toàn bộ để ngăn mặn.
Theo đơn vị quản lý nước và công trình, chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Thủy lợi Miền Nam), trong 2 ngày 15 và 16/3, đơn vị sẽ cho đóng từ 9-11 cửa van của cống Cái Lớn tại Kiên Giang để điều tiết nguồn nước, hạn chế xâm nhập mặn cũng như bảo vệ nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
Từ hôm nay 13/3, không khí lạnh suy yếu và chưa có thêm đợt gió mùa nào bổ sung xuống. Do đó, nhiệt độ miền Bắc sẽ tăng dần, thời tiết ấm áp từ hôm nay.