Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 44 công trình cấp nước sinh hoạt đang hoạt động, tỉ lệ hộ dân đấu nối, sử dụng nước sạch từ nhà máy nước đạt 80%. Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, toàn tỉnh có 10 nhà máy nước phải ngừng hoạt động sản xuất trong thời gian mưa lũ, chủ yếu là các nhà máy nước lấy nguồn nước mặt sông Hồng, sông Luộc là nguồn nước đầu vào. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà máy nước mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình thông báo khôi phục hoạt động giao thông đường thủy, các bến khách ngang sông, cho phép xe cơ giới lưu thông trên đường đê.
Ngày 15/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình ban hành các công điện rút lệnh báo động lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh. Theo đó, khôi phục hoạt động giao thông đường thủy, các bến khách ngang sông, cho phép xe cơ giới lưu thông trên các triền đê.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa thông báo danh sách vị trí đang hạn chế giao thông đường thủy trên các tuyến sông khu vực phía Bắc, để đảm bảo an toàn công trình cầu vượt sông.
Mực nước trên sông Hồng và sông Luộc qua địa bàn tỉnh Hưng Yên đang có xu hướng giảm sau cơn bão số 3. Mặc dù vậy, tỉnh Hưng Yên tiếp tục ra công văn chỉ đạo cùng nhiều biện pháp để đảm bảo hệ thống đê điều và sự an toàn của người dân.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình ban hành các công điện rút lệnh báo động lũ trên các sông, khôi phục hoạt động giao thông đường thủy, các bến khách ngang sông, cho phép xe cơ giới lưu thông trên đường đê.
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đến 18 tỉnh, thành phố trên cả nước về việc đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
Chiều 14/9, tất cả 170 hộ dân thôn Trại Hào, xã Hưng Long, huyện Ninh Giang (Hải Dương) đã về nhà sau 2 ngày di dời phòng chống lũ. Đây là thôn có nhiều người dân phải di dời phòng chống lũ nhất huyện. Địa phương đang hỗ trợ người dân sớm ổn định lại cuộc sống.
Nước trên sông Hồng, sông Luộc đã rút, người dân vùng bãi bị ảnh hưởng bởi ngập, lụt đang tất bật dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, tài sản, công trình sinh hoạt để sớm ổn định cuộc sống.
Do ảnh hưởng của lũ trên sông Hồng, sông Luộc lên cao sau cơn bão số 3, đến ngày 12/9, toàn tỉnh chỉ hoạt động bơm tiêu tại 5 trạm bơm gồm: Liên Nghĩa, Nghi Xuyên, Bảo Khê, Mai Xá và La Tiến.
Tại tỉnh Hưng Yên, nhiều khu vực dân cư ven sông Hồng, sông Luộc bị ngập lụt khá nặng do lũ tràn về khiến đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó, thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là hoa màu, cây trồng rất lớn. Hiện, mực nước trên sông Hồng đã giảm xuống dưới báo động 3, trên sông Luộc giảm xuống dưới báo động 2. Nước rút đến đâu, người dân, doanh nghiệp lại hối hả dọn dẹp để khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Từ 9 giờ ngày 14/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ban hành 2 công điện số 17 rút báo động I trên sông Luộc và công điện số 18 rút báo động III trên sông Thái Bình.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, đỉnh lũ các sông Thái Bình, Kinh Thầy, Rạng qua địa bàn tỉnh cao nhất trong ngày 12/9, là mức cao nhất trong 28 năm qua. Hiện lũ ở các sông trên địa bàn tỉnh đang xuống chậm song vẫn ở mức cao.
Mực nước các sông ở Hải Dương từ 22 giờ ngày 13/9 giảm dần. Đến 7 giờ ngày 14/9, chỉ còn duy nhất sông Kinh Môn trên báo động III; hệ thống sông Thái Bình từ trên báo động II đến dưới báo động III; sông Kinh Thầy dưới báo động III; sông Gùa, sông Rạng trên báo động II, sông Luộc dưới báo động I.
Lúc 20 giờ ngày 13/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 6,28m (dưới báo động 2 là 2cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 21 giờ ngày 13/9/2024. Mực nước trên sông Luộc hồi 20 giờ ngày 13/9/2024 tại Trạm thủy văn La Tiến là 4m (dưới báo động 1 là 20cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 21 giờ ngày 13/9/2024.
Tối 13/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn có công điện gửi các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, mưa lũ sau bão và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Chiều 13/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã tới thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ và nhân dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 ở Thái Bình.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản trả lời cử tri Hải Phòng liên quan tới một số dự án giao thông trên địa bàn.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quag Hưng đề nghị các doanh nghiệp khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, thu dọn vệ sinh môi trường bảo đảm cảnh quan nhà máy, kịp thời thăm hỏi, động viên, ổn định tình hình công nhân, tổ chức phân công lao động, chủ động nguồn nguyên vật liệu vận hành ổn định sản xuất kinh doanh.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 8 giờ ngày 13/9/2024.
Khi mực nước sông ngoài giảm dần, Hải Dương vận hành các trạm bơm tiêu để chống úng nội đồng.
Nước lũ trên các sông chảy qua khu vực Hưng Yên và Hà Nam đã bắt đầu rút, các địa phương này phát lệnh hạ cấp cảnh báo lũ.
11 giờ ngày 13/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ban hành công điện số 16 rút lệnh báo động II trên sông Luộc.
Trước diễn biến của mực nước trên sông Hồng vào hồi 7 giờ ngày 13/9/2024 tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 6,86m (dưới báo động 3 là 14cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 8 giờ ngày 13/9/2024; mực nước trên sông Luộc hồi 7 giờ ngày 13/9/2024 tại Trạm thủy văn La Tiến là 4,35m (dưới báo động 2 là 35cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 8 giờ ngày 13/9/2024.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, lúc 10 giờ ngày 13/9, các sông Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn, Rạng, Gùa vẫn trên báo động III. Riêng sông Thái Bình tại Phả Lại xấp xỉ báo động III. Sông Luộc trên báo động I.
Phải di dời đến nơi ở tạm để đề phòng ngập lụt, hàng nghìn người dân ở Hải Dương đã cơ bản ổn định cuộc sống nhờ sự quan tâm chu đáo của chính quyền, người thân.
Ngày 13.9, lũ trên các con sông tại Hưng Yên, Ninh Bình đang xuống, cuộc sống của người dân dần trở lại bình thường.
Xã Hà Thanh là nơi có hàng nghìn người phải di dân tránh lũ, lớn nhất huyện Tứ Kỳ, Hải Dương. Các lực lượng chức năng đã vào cuộc quyết liệt hỗ trợ người dân.
Tối 12/9, hàng trăm hộ dân ở xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) và xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện (Hải Dương) khẩn trương phối hợp gia cố bờ đê, đắp bờ chống tràn trên gần 4 km đê bối sông Luộc.
Đến 6 giờ sáng nay 13/9, mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn Hưng Yên là 6,92m, dưới báo động 3 là 8cm, giảm hơn so với thời điểm mực nước sông Hồng cao nhất là 58cm. Mực nước trên sông Luộc đo được tại Trạm thủy văn La Tiến là 4,35m, dưới báo động 2 là 65cm, thấp hơn mực nước tại thời điểm nước lên cao nhất là 75cm.
Từ đêm 12/9, đơn vị quản lý đóng luồng, tạm dừng cho phương tiện thủy lưu thông qua 7 cầu trên các tuyến đường thủy tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
UBND tỉnh Hải Dương nhận định, lũ vẫn tiếp tục lên, các tuyến đê đã bị ngâm nước nhiều ngày nay dẫn đến hiện tượng đất bị bão hòa nước, có nguy cơ gây sạt trượt, rò rỉ đe dọa đến an toàn công trình đê điều, đặc biệt trong đêm nay (12/9) và ngày mai (13/9).
Do nước lũ lên nhanh, nhiều hộ chăn nuôi lợn tại xã Phụng Công (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) ngay trong chiều 12/9 đã phải gấp rút vận chuyển đàn lợn lên chỗ khô ráo để bán tháo với giá lỗ, thiệt hại tiền tỷ. Quá trình này được các chiến sĩ quân đội huyện Văn Giang nhiệt tình giúp đỡ.
Nước lũ dâng cao đã nhấn chìm hoàn toàn các cánh đồng hoa, vườn cây cảnh và chuồng trại chăn nuôi ở làng hoa xã Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên), gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Theo báo cáo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, lúc 12 giờ ngày 12/9, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hưng Yên ở mức 7,45m, tuy đã giảm 5cm so với lúc 4 giờ cùng ngày nhưng vẫn trên báo động III là 45cm; mực nước sông Luộc tại trạm thủy văn La Tiến ở mức 4,7m, giảm 40cm so với 15 giờ ngày 11/9, bằng mức báo động II. Tuy nhiên, đến 16 giờ ngày 12/9, nước trên sông Luộc qua phận bàn tỉnh lại có chiều hướng dâng trở lại. Trong ngày 12/9, mưa đã ngớt nhưng do mưa lớn xảy ra trong ngày 11/9 đã gây ngập úng hầu hết các diện tích nông nghiệp trong tỉnh.
Lũ vẫn tiếp tục lên, các tuyến đê tại Hải Dương đã bị ngâm nước nhiều ngày dẫn đến hiện tượng đất bị bão hòa nước, có nguy cơ gây sạt trượt, rò rỉ, đe dọa đến an toàn công trình đê điều, đặc biệt trong đêm 12/9 và ngày 13/9 nên các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung, tăng cường phòng chống lũ, bảo vệ đê.
Từ 16h00 chiều nay (12/9), tạm dừng cho phương tiện thủy lưu thông qua một số cầu trên sông Luộc, Gùa... để đảm bảo an toàn trong thời gian mưa lũ.
Ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát đi công điện số 14 về tập trung ứng phó với lũ lớn, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều các sông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 12/9, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ phát động vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Ghi nhanh
Chiều 12/9, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải chỉ đạo mở cống Cầu Xe và cống An Thổ cùng ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) để giảm bớt nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải.
Trước nguy cơ cá lồng nuôi trên sông của bà con nông dân bị mất trắng do bão lũ, tuổi trẻ Hải Dương kêu gọi người dân, hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ.
Đài Khí tượng thủy văn Hải Dương dự báo, mực nước các sông Thái Bình, sông Kinh Thầy nhiều khả năng đạt đỉnh vào chiều hôm nay (12/9) và có khả năng lên cao tiếp vào đêm cùng ngày.
Ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát công điện số 14 về tập trung ứng phó với lũ lớn, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trên các sông địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ngày 12/9, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh.
Đài Khí tượng thủy văn Hải Dương dự báo, mức nước các sông Thái Bình, sông Kinh Thầy có khả năng đạt đỉnh vào chiều hôm nay (12/9) sau xuống chậm.
Do mực nước ở các sông trên địa bàn Tp.Hải Phòng đang ở mức cao do lũ thượng nguồn kết hợp triều cường, địa phương ra thông báo lũ khẩn cấp.
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động hai và dưới báo động ba. Chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn cho rằng, với mức này, không ảnh hưởng nội thành Hà Nội.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào lúc 7 giờ ngày 12/9, mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Hưng Yên ở mức 7,47m, tuy đã giảm 2cm so với lúc 4 giờ cùng ngày nhưng vẫn vượt báo động 3 là 47cm; mực nước sông Luộc tại Trạm thủy văn La Tiến ở mức 4,8m, giảm 30cm so với 15h ngày 11/9, hiện giờ chỉ trên báo động 2 là 10cm.
Do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) và việc xả lũ từ các hồ thủy điện, mực nước sông Hồng và sông Luộc qua địa phận tỉnh đã dâng cao, đặt tỉnh vào tình trạng báo động. Hiện nay, mực nước sông Hồng đã vượt mức báo động 3, trong khi nước sông Luộc cũng vượt báo động 2 và tiếp tục lên cao. Trước tình hình mưa lớn kéo dài và lũ vẫn dâng cao, việc bảo đảm an toàn cho người dân vùng ngập lụt đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của các địa phương trong tỉnh.
Lực lượng quân đội, công an, thanh niên tuổi trẻ Hưng Yên và Hải Dương đã hỗ trợ sơ tán hàng nghìn hộ dân ngoài đê về nơi an toàn tránh lũ lụt. Đồng thời, hỗ trợ di chuyển tài sản, thu hoạch nông sản cho nông dân.