Sóc Trăng bàn giải pháp nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm

Sóc Trăng là vựa tôm của miền Tây với sản lượng rất lớn nhưng người nuôi đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng, con giống kém chất lượng và giá thành sản xuất cao.

Chuyên gia quốc tế mách kế giải quyết xâm nhập mặn miền Tây

Chuyên gia cho rằng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể áp dụng giải pháp trữ nước, ngăn mặn từ một số nước châu Âu để giải quyết tình hình xâm nhập mặn.

Vùng đất Hòa Đông - miền ký ức không phai thời máu lửa

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, địa bàn xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là vùng căn cứ cách mạng, nhân dân bám đất, bám làng một lòng trung kiên theo Đảng để đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nhà bia ghi danh liệt sĩ Giầy Lăng tọa lạc tại ấp Nguyễn Út là nơi lưu dấu trận đánh oanh liệt của quân và dân Khánh Hòa - Hòa Đông.

Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Trần Đề viết tiếp những trang sử mới

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, khắp vùng quê biển Trần Đề rợp bóng cờ đỏ sao vàng chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Với niềm tự hào, phấn khởi trước những thành tựu đạt được sau gần nửa thế kỷ quê hương, đất nước được hòa bình, thống nhất, 14 năm thành lập huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trần Đề quyết tâm viết tiếp những trang sử mới, đưa vùng quê biển phát triển thành đô thị ven biển trong tương lai.

Dự báo xâm nhập mặn ở miền Tây sẽ giảm từ tháng 5

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, từ khoảng tháng 5 tình hình xâm mặn mới giảm nhanh và sang tháng 6 xâm nhập mặn lùi xa về phía cửa sông.

Tiềm năng và thế mạnh của huyện Trần Đề trong thu hút, kêu gọi đầu tư

Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư…

Phòng chống hạn, mặn: Sóc Trăng có khoảng 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng

Nắng nóng liên tục từ nhiều tháng qua tại vùng Đồng bằng sông Cửu long nói chung và Sóc Trăng nói riêng đã làm cho hạn hán, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân ngày càng nghiêm trọng.

Sóc Trăng: Hơn 600ha lúa bị ảnh hưởng và thiệt hại do hạn mặn

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, đến nay, vụ lúa đông xuân muộn có khoảng 6.000ha canh tác ngoài kế hoạch. Trong đó, đã ghi nhận gần 574ha lúa bị ảnh hưởng và 33ha lúa bị thiệt hại hoàn toàn.

Đảm bảo nguồn nước sạch nông thôn cung cấp cho người dân trong mùa hạn, mặn

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hiện tại, nắng nóng ở mức cao, từ 36 - 37 độ C, thời gian kéo dài từ 5 - 7 ngày, kèm theo là hiện tượng xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Ranh mặn lên đến 4‰ trên sông Hậu xâm nhập sâu khoảng 55 - 65km; trên sông Mỹ Thanh xâm nhập sâu khoảng 70km. Từ nhận định của ngành chuyên môn về hiện tượng El Nino trong những tháng mùa khô năm 2023 - 2024, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Sóc Trăng đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo lượng nước dùng cấp đến người dân, nhất là vùng nông thôn trong những tháng cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn.

Sóc Trăng: Hạn, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân

Do giá lúa tăng cao, một bộ phận nông dân ở Sóc Trăng tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) vào thời gian cao điểm diễn ra mặn xâm nhập nên nguy cơ rủi ro cao. Một số diện tích lúa đã bị ảnh hưởng và thiệt hại do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. Ngành chức năng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp từ công trình đến phi công trình để ứng phó, bảo đảm sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Sóc Trăng tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Theo thông tin từ ngành chuyên môn, từ ngày 9 - 20/2/2024, tình hình mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng diễn biến phức tạp và cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Độ mặn đo được lớn nhất tại các điểm ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,3 - 7,2‰. Có thời điểm độ mặn lên cao nhất trên sông Hậu tại huyện Trần Đề là 22,4‰; thị trấn Long Phú 18,4‰ và thị trấn Đại Ngãi (Long Phú) 7,7‰... Dự báo trong thời gian tới, tình hình mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Độ mặn ở các điểm đo ở ven sông Hậu và trên sông Mỹ Thanh có thể sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,1 - 5‰.

Ứng phó với xâm nhập mặn trong mùa khô

Mùa khô 2023 - 2024, dự báo gần 100 nghìn ha lúa, cây ăn quả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra đối với cây trồng, các địa phương, nhân dân trong vùng đã triển khai nhiều giải pháp như xuống giống sớm cho lúa, tích trữ nước tại các kênh, ao, hồ để tưới cho cây ăn quả…

Xâm nhập mặn tăng cao, các địa phương chủ động tích trữ nước ngọt

Dự báo các đợt xâm nhập mặn ở mức cao tại cửa sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ, Cái Lớn tập trung vào tháng 3 và tháng 4-2024, nhiều địa phương đã chủ động tích trữ nước ngọt, kiểm tra hệ thống các công trình thủy lợi… để ứng phó với tình hình hạn, xâm nhập mặn trên.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến cung cấp nước sạch ở miền Tây

Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và tích trữ nước để sử dụng trong gia đình.

Phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi

Trải qua những thiệt hại nặng nề từ đợt hạn, mặn lịch sử của mùa khô năm 2015 - 2016, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng thành công các kịch bản ứng phó với diễn biến xâm nhập mặn theo từng cấp độ khác nhau, trong đó có cả giải pháp công trình lẫn phi công trình. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt được đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân...

Quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp mới tại tỉnh Sóc Trăng

Theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là 4.951 ha với 10 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghiệp mở rộng)…

Sóc Trăng quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp mới

Theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là 4.951 ha với 10 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghiệp mở rộng).

Khẩn trương ứng phó hạn mặn

Mùa khô 2023 - 2024, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo có khả năng đến sớm hơn một tháng (giữa hoặc cuối tháng 12) và gay gắt hơn trước.

Sóc Trăng công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Ngày 9/10, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề 'Tiềm năng và khát vọng'.

Phát triển cảng Trần Đề thành cảng đặc biệt và cửa ngõ của vùng ĐBSCL

Ngày 9/10, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Khẩn trương hiện thực hóa quy hoạch, đưa Sóc Trăng phát triển nhanh, bền vững

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng, tỉnh Sóc Trăng sẽ có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh với tầm nhìn đến năm 2050 trở thành khu vực phát triển năng động của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

Sáng 9/10, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng đoàn công tác Chính phủ.

Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

Sáng 9/10, tại thành phố Sóc Trăng, Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề 'Tiềm năng và khát vọng' đã được tổ chức. Hội nghị kết nối trực tuyến tới 11 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Mưa kéo dài, nhiều diện tích lúa Hè Thu sắp thu hoạch bị đổ ngã và ngập úng

Mưa dông kéo dài những ngày qua làm đổ ngã và ngập úng khoảng 4.000 ha diện tích lúa Hè Thu sớm đang chuẩn bị thu hoạch tại một số địa phương của tỉnh Sóc Trăng.

Mưa dông làm nhiều diện tích lúa ở Sóc Trăng bị ngập úng

Tại Sóc Trăng, những ngày qua ở một số huyện, thị xã 'vùng trũng' (vùng đất thấp) do ảnh hưởng nước thượng nguồn đổ về cộng với thời tiết mưa dông, làm nhiều diện tích lúa Hè Thu sớm chuẩn bị thu hoạch bị đổ ngã và ngập úng.

Sóc Trăng ứng phó, giảm thiệt hại do xâm nhập mặn

Sóc Trăng là tỉnh ven biển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai, trong đó, xâm nhập mặn là một trong những nỗi lo thường trực của người dân. Cùng với các giải pháp phi công trình, tỉnh đã và đang phát huy tối đa hiệu quả hệ thống kênh, cống được đầu tư nhằm ứng phó, giảm thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra…

Xâm nhập mặn có xu hướng giảm

Nhận định về tình hình xâm nhập mặn những ngày đầu tháng 6/2023, ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) cho biết, từ ngày 1-10/6, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần.

Săn bống sao ở Mỏ Ó

Dưới những tán rừng bán ngập ở vùng biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), hàng chục ngư dân trầm mình trong lớp bùn nhão để kiếm tìm sinh kế - săn cá bống sao. Trước đây bống sao ít được để ý vì không mang lại nhiều giá trị kinh tế như các loại thủy sản khác. Nhưng gần đây bống sao trở thành đặc sản, giúp ngư dân có thu nhập mỗi ngày.

Sóc Trăng chủ động ứng phó với hạn, mặn

Theo dự báo của Viện khoa học thủy lợi miền Nam, mùa khô năm 2022-2023, hạn mặn có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các vùng ven biển và vùng chuyên sản xuất cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng.

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán

Mặn xâm nhập từ tháng 12-2022 và dự báo tiếp tục xâm nhập sâu đất liền trong thời gian tới khiến các địa phương ở khu vực ĐBSCL lo ngại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong khi Tây Nguyên đang vào mùa khô, thời tiết khắc nghiệt, nhiều nơi mực nước ở các hồ chứa đã xuống thấp, nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Xác định được doanh nghiệp hút cát dưới lòng ao tôm

Doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng gần sông Mỹ Thanh, nhưng nơi đây được cơ quan chức năng phát hiện là một công trường khai thác khoáng sản trái phép.

Điều tra vụ hút cát dưới lòng đất ở Sóc Trăng

Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ hút cát dưới lòng đất trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Nghi án hút cát dưới lòng ao tôm ở Sóc Trăng

Cơ quan chức năng ở Sóc Trăng phát hiện một đơn vị lắp đặt hệ thống nghi bơm hút cát dưới lòng đất tại các ao nuôi tôm gần sông Mỹ Thanh. Trữ lượng cát tại đây đang được định giá.

Thông qua đề cương dự án điều tra, đánh giá diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông

Chiều ngày 25/8, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Nam chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề cương Dự án 'Điều tra, đánh giá diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng'. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh là thành viên hội đồng thẩm định.

Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và giải phóng mặt bằng

Ngày 21/8, đoàn công tác tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi khảo sát nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản (đường tỉnh 936B cặp sông Mỹ Thanh từ các xã: Thạnh Thới Thuận - Viên Bình - Liêu Tú - Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề); công trình nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản và khu neo đậu tránh trú bão huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban ngành, lãnh đạo huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung.

Cần hơn 200.000 tỷ đồng để phát triển cảng biển ở Sóc Trăng

Tình Sóc Trăng vừa có cuộc họp để nghe đơn vị tư vấn báo cáo cuối kỳ việc nghiên cứu, đề xuất quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hấp dẫn dự án cảng biển Trần Đề

Theo quy hoạch của Chính phủ, cảng biển Trần Đề được định hướng đầu tư trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sẽ thu hút hàng xuất nhập khẩu trực tiếp từ các cảng thuộc vùng sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với khoảng 10-11,2 triệu tấn/năm, hàng container từ Campuchia thông qua khoảng 529.000 TEUs/năm; đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhiên liệu cho các nhà máy điện của khu vực…

Đề xuất ý tưởng phát triển không gian Sóc Trăng phù hợp định hướng phát triển của tỉnh

Chiều ngày 13-6, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu có buổi làm việc với Liên doanh Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Phương Trang (gọi tắt là Liên doanh) để nghe báo cáo về ý tưởng quy hoạch khu kinh tế trọng điểm phía Đông tỉnh Sóc Trăng. Cùng dự buổi làm việc còn có lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và địa phương có liên quan.