Tình trạng nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Trong hoàn cảnh ấy, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sóc Trăng chính là 'điểm tựa tin cậy' cho nhân dân ở khu vực biên giới biển. Các đồn Biên phòng đã tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp để đưa nguồn nước ngọt đến với người dân vùng hạn, mặn.
Trước thực trạng nắng nóng, hạn mặn diễn ra phức tạp, đặc biệt là khu vực các huyện biên giới biển, thời gian qua, các đồn Biên phòng thuộc BĐBP tỉnh Sóc Trăng đã nhanh chóng triển khai giải pháp ứng cứu nguồn nước uống, nước sinh hoạt cho Nhân dân để vượt qua tình trạng khó khăn.
Dưới những tán rừng bán ngập ở vùng biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), hàng chục ngư dân trầm mình trong lớp bùn nhão để kiếm tìm sinh kế - săn cá bống sao. Trước đây bống sao ít được để ý vì không mang lại nhiều giá trị kinh tế như các loại thủy sản khác. Nhưng gần đây bống sao trở thành đặc sản, giúp ngư dân có thu nhập mỗi ngày.
Ngày 6/9, tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Đến dự có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh; Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan; lãnh đạo các huyện: Trần Đề, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu.
Ngày 8/6, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, do ảnh hưởng mưa và triều cường tại khu vực K39 - K45 thuộc địa bàn xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tuyến đê biển bị hư hỏng nặng, nguy cơ vỡ đê rất cao.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp vừa mới ký ban hành Quyết định số 669/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục các quy hoạch xây dựng để tổ chức công khai lựa chọn nhà tài trợ kinh phí lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tôi nói sợ các bạn không tin nên mời các bạn cùng xem lại tour '9 cửa sông Mekong' mà tôi đã tham gia. Đây là tour đạp xe xa nhất và dài ngày nhất của tôi từ khi làm quen với 'con ngựa sắt' thể thao. Hành trình đã để lại trong tôi rất nhiều cung bậc cảm xúc và ấn tượng khó quên.
Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được cả hệ thống chính trị, người dân cùng cả nước tham gia, tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống dịch ở trạng thái cao.
Thủy điện Trung Quốc không phải là nguyên nhân chính gây nên hạn mặn ở ĐBSCL, mà chỉ làm tồi tệ thêm nếu có xảy ra hạn mặn.
Cùng với việc chuyển dịch mùa vụ sớm để giảm thiệt hại do hạn mặn xâm nhập, tỉnh Sóc Trăng cũng khuyến cáo người dân chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi.
Hạn mặn trong mùa khô 2019 – 2020 được cho là ở mức kỷ lục về cả mức độ khốc liệt đến ảnh hưởng về diện tích cây trồng, chiều sâu của mặn xâm nhập.
Là một vùng sông nước lớn của cả nước nhưng đến nay Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa có một cảng nước sâu nào để phục vụ cho việc giao thương đường thủy của khu vực này. Trong khi đó nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng này rất lớn nhưng lại phụ thuộc vào các cảng ở TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.