Nhờ siêu thị Co.opmart mà tôi có thể bày tỏ sự tin tưởng cùng tình yêu của mình với hàng Việt.
Bảo đảm duy trì nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trạng khan hàng, thiếu hàng hoặc tăng giá đột biến, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thuốc, vật tư y tế sau bão số 3 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cơ quan chức năng và các địa phương nỗ lực thực hiện.
Ghi nhận của phóng viên Báo Hànôịmới trong sáng nay (7-9), tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, tiểu thương đến chợ bán hàng giảm hẳn, còn các siêu thị tiếp tục phục vụ ổn định. Hàng hóa tại chợ và siêu thị dồi dào, lượng người mua sắm giảm hơn hôm qua.
Sức mua tại các siêu thị tại Hà Nội bắt đầu tăng từ tối 5-9. Đến sáng nay, người mua thêm đông đúc, siêu thị phải chuẩn bị thêm nguồn hàng.
Lạm phát 4 tháng qua tăng 3,93% đang khiến nhiều người lo khó giữ được mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 4 - 4,5%. Những khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tiếp tục tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
Chiều tối ngày 5/2, Bộ Công Thương và UBND TP. Hà Nội tổ chức kiểm tra công tác triển khai phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại siêu thị Co.op Mart Hà Đông và AEON Hà Đông.
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, người dân Hà Nội đổ xô mua sắm tại các siêu thị khiến các quầy hàng chật cứng.
Những ngày gần Tết Nguyên đán là thời điểm thị trường bánh, mứt, kẹo trở nên sôi động. Để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, các doanh nghiệp trong nước đã tập trung sản xuất nhiều dòng sản phẩm dành riêng cho dịp năm mới mang đậm màu sắc truyền thống...
Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ bánh kẹo tốt nhất trong năm. Đây cũng là lúc diễn ra cuộc cạnh tranh sôi động giữa hàng nội với hàng ngoại. Để tự tin chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp Việt đã tung ra nhiều sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tăng trung bình từ 7%-25% tùy từng mặt hàng so với kế hoạch phục vụ Tết năm 2023 sẵn sàng phục vụ Nhân dân.
Ngày 31/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, rất nhiều gia đình đã chọn siêu thị, trung tâm thương mại làm nơi vui chơi, giải trí, mua sắm, do đó sức mua hàng hóa tăng cao so với ngày thường…Các siêu thị đã chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào, nhiều khuyến mại kích cầu tiêu dùng.
Sau Tết, một số thực phẩm như thịt bò, su hào, thanh long, hoa tươi tăng giá nhẹ, các loại rau, cá, thịt heo 'đứng yên', thậm chí còn giảm giá.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 24 lần điều chỉnh, trong đó 13 lần tăng, 10 lần giảm và một lần giữ nguyên. Riêng giá xăng đã có kỳ giảm giá lần thứ 7 từ đầu tháng 7.
Từ 15h ngày 1/8, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm. Xăng E5RON92 có giá bán không cao hơn 24.629 đồng/lít; xăng RON95-III, 25.608 đồng/lít; dầu diese 0.05S có giá 23.908 đồng/lít. Đây là lần giảm giá thứ tư liên tiếp kể từ đầu tháng 7 vừa qua.
Nhiều cửa hàng, siêu thị đã giảm 2% thuế VAT đối với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ theo quy định, nhưng không ít người tiêu dùng vẫn chưa biết thông tin.
Theo các chuyên gia, mua sắm tại các cửa hàng trực tiếp không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhiều người mà còn là cách để họ hưởng cảm giác giao tiếp, được trải nghiệm không gian mua sắm.
Do thu nhập giảm và dịch bệnh diễn biến phức tạp, sức mua của người tiêu dùng sụt giảm. Dù vậy, nhiều siêu thị cho biết vẫn tăng dự trữ hàng hóa cao hơn so với mọi năm.
Hơn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Thời điểm này, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đã tăng cao so với các tháng trước. Hiện nguồn cung dồi dào, giá cả tương đối ổn định, song theo ngành Nông nghiệp, các trang trại, doanh nghiệp... cần tập trung chăm sóc đàn vật nuôi theo hướng an toàn để hạn chế dịch bệnh phát sinh; các địa phương tăng cường kiểm soát giá cả thị trường để không xảy ra 'sốt' giá cục bộ.
3 tuần trước Tết Nguyên đán 2022, trong khi hàng hóa, thực phẩm phục vụ Tết đã sớm lên kệ, thì sức mua vẫn èo uột. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, người dân thắt chặt chi tiêu, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã dự báo trước tình hình này, điều chỉnh lượng hàng nhập Tết.
Các Sở Công Thương xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa theo từng cấp độ diễn biến của dịch COVID-19 và có kế hoạch hỗ trợ cung ứng cho các địa phương khác khi cần thiết.
Để đảm bảo lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành công thương Hà Nội luôn chủ động chuẩn bị hàng hóa, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến.
Trong ngày đầu tiên (6/9) của đợt giãn cách xã hội thứ tư tại Hà Nội, theo ghi nhận tại một số chợ cho thấy, giá cả lương thực, thực phẩm chưa có biến động, hàng hóa dồi dào. Tuy nhiên, các tiểu thương, khách hàng và doanh nghiệp bán lẻ lo lắng về việc cấp giấy đi đường theo quy định mới, việc kiểm soát giấy đi đường.
Từ ngày 6/9, Hà Nội triển khai giãn cách theo 3 phân vùng chống dịch 'đỏ, cam, xanh', và kéo dài đến hết ngày 21/9. Để bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, TP đã yêu cầu Sở Công Thương, các DN bán lẻ chuẩn bị các phương án cung ứng hàng hóa cho 3 vùng.
Sau khi Hà Nội xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19, các siêu thị bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh, như: Giới hạn khách, quy định thời gian mua sắm và mở điểm bán hàng ngoài trời thay vì không gian kín như trước.
Những ngày gần đây, việc liên tục phát hiện những ca F0 tại các chợ truyền thống và doanh nghiệp (DN) cung ứng đầu vào cho siêu thị khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng sẽ đứt gãy nguồn cung. Tuy nhiên, hiện các siêu thị đã chủ động tìm các nhà cung ứng thay thế, đảm bảo đủ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô Hà Nội.
Nhiều siêu thị ở Hà Nội tạm thời đóng cửa vì liên quan đến ca FO, nhưng các đơn vị quản lý cam kết đảm bảo cung ứng hàng hóa và chuyển sang hình thức bán hàng online để phục vụ người dân.
Ngày 31-7, siêu thị Co.opmart Hà Đông thông báo đóng cửa tạm dừng kinh doanh sau khi lực lượng y tế phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) thông tin ca nhiễm Covid-19 vừa phát hiện đã tới siêu thị vào 2 ngày 25, 26-7.
Ngày 31/7, siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông, Hà Nội) ra thông báo đóng cửa, tạm dừng kinh doanh sau khi y tế phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) thông tin ca nhiễm Covid-19 vừa phát hiện đã tới siêu thị vào ngày 25 và 26/7.
Ngày 31/7, siêu thị Co.opmart Hà Đông ra thông báo đóng cửa tạm dừng kinh doanh sau khi lực lượng y tế phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) thông tin ca nhiễm Covid-19 vừa phát hiện đã tới siêu thị vào 2 ngày 25, 26/7.
Ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, lượng hàng hóa thiết yếu dồi dào, giá cả tăng nhẹ.
Trước những diễn biến mới của dịch Covid-19, các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đã tăng mức dự trữ lên từ 3 - 5 lần, đồng thời làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhân dân trong mọi tình huống.
Chiều tối 18/7, sau thông tin Hà Nội siết chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 từ 0h ngày 19/7, lượng người đổ về các siêu thị, chợ tăng đột biến, thực phẩm tươi sống, rau củ sớm hết hàng. Tuy nhiên, Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, hàng hóa đã được dự trữ gấp 3 lần bình thường, người dân không nên lo sợ và tích trữ.
Sau khi Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết từ 0h ngày 19/7, lượng mua sắm ở các siêu thị tăng đột biến.
Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng. Theo khảo sát của phóng viên Báo Hànôịmới ngày 8-7 tại các siêu thị, chợ, hàng ăn…, công tác phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm túc. Hầu hết người dân đều lo ngại về tình hình dịch bệnh nên chủ động bảo vệ bản thân khi phải đến những nơi đông người.
Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội giảm so với tháng 4-2021, song tính chung 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng khá. Để thực hiện tốt 'mục tiêu kép' vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh kích cầu nội địa, xúc tiến thương mại... khi điều kiện cho phép, nhằm hỗ trợ sản xuất phát triển.
Sau khi siêu thị Big C Thăng Long tạm đóng cửa từ tối 24/5 để khử khuẩn do liên quan lịch trình di chuyển của một ca mắc COVID-19, nhiều siêu thị khác đã tăng cường phòng dịch. Trong khi đó, nhiều chợ dân sinh vẫn đông người mua bán, không tuân thủ quy định '5K', chợ cóc vẫn lén lút hoạt động, bất chấp lệnh cấm.
Mặc dù, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khiến nhiều người lo lắng cần tìm mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý... nhưng các mặt hàng này đều không bị khan hàng, sốt giá tại thị trường Hà Nội.
Dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, nhiều người dân đã lo lắng và đi mua khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên tại các điểm bán không xảy ra cảnh chen lấn mua tích trữ như trước đây, đặc biệt giá bán không tăng.
Trên thị trường Hà Nội, các hàng thực phẩm tươi sống, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân rất đầy đủ, không có hiện tượng khan hàng 'sốt' giá, gây bất ổn thị trường.
Dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, do đó, lượng khách đến hệ thống siêu thị, chợ truyền thống để mua sắm trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 không đông như mọi năm.