Đánh giá mới nhất cho thấy ngành công nghiệp dầu khí 'gần như không đạt được tiến bộ nào kể từ năm 2021 nhằm hướng đến các mục tiêu của Hiệp định Paris.'
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2028 trong bối cảnh thế giới đang đẩy nhanh sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, ít phát thải khí nhà kinh hơn.
Tập đoàn dầu khí BP đã đồng ý mua 27% cổ phần của tập đoàn đối thủ là Shell tại dự án khí đốt Browse ở Australia, nâng số vốn tại nguồn khí đốt chưa khai thác lớn nhất nước này.
Thứ trưởng Năng lượng Mỹ nói rằng Washington đã triển khai các cuộc thảo luận song phương trong kế hoạch giúp Ukraine khai thác nguồn dự trữ khí đốt khổng lồ, lớn thứ hai ở châu Âu.
Một khối lượng lớn dầu thô Nga vẫn đang được chuyển đến thị trường toàn cầu, khiến một số chuyên gia nghi ngờ rằng sản phẩm này đang tìm đường đến thị trường châu Âu qua 'cửa sau'.
Xe điện vẫn còn là một phần nhỏ trên đường xá hiện nay nhưng số lượng đang tăng nhanh. Sự thay đổi này buộc các tập đoàn dầu khí lớn nhất toàn cầu (hay con gọi là Big Oil) tính toán lại chiến lược kinh doanh ở mạng lưới cửa hàng xăng dầu của họ.
Trong khi nhiều nước tăng tốc phát triển năng lượng sạch thì nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dầu mỏ lại cho rằng, ít nhất là trong ngắn hạn, thế giới cũng cần nhiều dầu khí hơn.
Tập đoàn Dầu khí BP của Anh hôm thứ Ba (28/2) cho biết sẽ chấm dứt, sau 70 năm, việc xuất bản Đánh giá Thống kê Năng lượng Thế giới (Statistical Review of World Energy), một báo cáo toàn diện về sản lượng, mức tiêu thụ và lượng phát thải năng lượng trên thế giới.
TP Hồ Chí Minh hoàn thiện lưới điện thông minh; EIA nhận định nhu cầu dầu tăng 1,1 triệu thùng/ngày; Italy sẽ dùng tiền EU hỗ trợ để loại bỏ khí đốt Nga… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng trong nước và quốc tế ngày 8/2/2023.
Tập đoàn dầu khí BP đã báo cáo mức lợi nhuận kỷ lục gần 28 tỷ USD trong năm 2022, đồng thời tăng cổ tức.
Các chính trị gia và chính phủ trên khắp thế giới đang phải chống chọi với tình trạng bất ổn dân sự tiềm tàng khi nhiều quốc gia phải đối mặt với chi phí năng lượng ngày càng tăng và lạm phát gia tăng.
Rosneft- nhà sản xuất dầu mỏ của Nga - công bố lợi nhuận ròng của họ trong nửa năm 2022 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 432 tỷ ruble (7,22 tỷ USD), nhờ việc kiểm soát chi phí chặt chẽ.
Từ tháng 1-6/2022, doanh thu bán dầu của tập đoàn Rosneft (Nga) tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ giảm 12% so với hồi đầu năm.
Doanh thu bán dầu trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022 của Rosneft - nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Nga - đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ của tập đoàn giảm 12% so với hồi đầu năm.
Ngày 7/9, Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ ENI của Italy thông báo đã mua lại hoạt động kinh doanh của Tập đoàn dầu khí BP (Anh) tại Algeria.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh sáng 25/8, Tập đoàn BP (Anh quốc) và CTCP Tập đoàn SOVICO (Việt Nam) đề xuất đầu tư một dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Quảng Ninh.
Hai năm trước, khi mà đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên các thị trường toàn cầu, tập đoàn dầu khí BP đã viết trong báo cáo năng lượng hàng năm của mình rằng nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt đỉnh khoảng 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019 và sẽ bắt đầu xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch.
Các doanh nghiệp châu Âu đang tăng cường đầu tư vào Mỹ khi họ tìm kiếm động lực tăng trưởng và sự ổn định giữa tình hình hỗn loạn do tác động của chiến sự tại Ukraine và các lệnh phong tỏa kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc.
Năm 'ông lớn' dầu khí phương Tây gồm Shell, TotalEnergies, BP, Exxon Mobil và Chevron đang nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ nhờ kiếm được lợi nhuận đột biến trong quý vừa qua trong bối cảnh giá dầu tăng cao.
Vào cuối tuần trước, Nhật Bản tuyên bố sẽ 'nối gót' Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) cấm nhập khẩu than đá của Nga.
Tập đoàn dầu mỏ Shell ngày 7/4 ước tính sẽ phải chịu thiệt hại tới 5 tỷ USD khi rời khỏi Nga.
Theo Shell, tình trạng suy giảm số tài sản và các khoản chi phí bổ sung liên quan đến các hoạt động tại Nga dự kiến sẽ khiến tập đoàn này thiệt hại từ 4-5 tỷ USD trong quý 1/2022.
Tập đoàn dầu khí BP vừa công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ bảng Anh (1,32 tỷ USD) vào lĩnh vực trạm sạc xe điện tại Vương quốc Anh trong thập kỷ tới, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đất nước về năng lượng xanh.
Mức tăng trưởng lợi nhuận 'khổng lồ' của các công ty dầu mỏ đã dẫn tới các cuộc thảo luận ở cả hai bờ Đại Tây Dương về nhu cầu đánh thuế lợi nhuận đột biến đối với Big Oil.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moscow khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu của các doanh nghiệp Nga niêm yết ở nước ngoài, bao gồm cổ phiếu của Gazprom và Rosneft (hai tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Nga). Đồng thời, áp lực chính trị đã thúc đẩy các tập đoàn dầu khí châu Âu thông báo bán cổ phần đang nắm giữ ở hai tập đoàn này.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 28-2, Tập đoàn dầu khí Shell của Anh thông báo sẽ bán cổ phần tại tất cả các liên doanh với Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga với tổng trị giá khoảng 3 tỷ USD.
Theo đại diện các tập đoàn này đây là bước đi cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga xung quanh cuộc chiến ở Ukraine.
Rõ ràng phương Tây sẽ đối đầu với Nga không phải bằng súng ống hay tên lửa mà bằng những đòn trừng phạt kinh tế. Một số nhà phân tích còn cho rằng Moscow có thể sử dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga như một đòn bẩy để phản công.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Tổng thống Vladimir Putin đã làm mọi thứ để chắc chắn rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không thể làm khó nước Nga, ít nhất là trong ngắn hạn.
Theo các chuyên gia, những công ty quốc tế có sự hiện diện lớn ở Nga cũng đang như 'ngồi trên đống lửa', khi họ phải hứng chịu lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ phía các nước phương Tây.
Tại Gambia, giấy phép khai thác Lô A1 đã được cấp cho Tập đoàn dầu khí BP của Anh vào năm 2019. Tập đoàn dầu khí này đã từ bỏ 2 năm sau đó vì chiến lược tập trung vào việc khử carbon trong hoạt động khai thác dầu khí của mình.
Giá dầu thô thế giới tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch sáng nay ngày 4/11 sau khi dữ liệu cho thấy lượng tồn trữ dầu thô của Hoa Kỳ trong tuần trước đã tăng mạnh vượt dự báo thị trường. Đồng thời, nguồn cung dầu thô có thể tăng đáng kể trong thời gian tới.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 3/11, giá dầu thô Brent đã bất ngờ quay đầu giảm trở lại, rơi trở lại mốc 83,80 USD/thùng. Thị trường lo ngại việc ngày càng nhiều nền kinh tế lớn gia tăng sức ép lên liên minh OPEC+ có thể khiến tổ chức này quyết định nâng sản lượng khai thác.
Trong bối cảnh các trạm xăng trên cả nước bị cạn kiệt do người dân đổ xô đi mua tích trữ và thiếu tài xế chuyên chở, Chính phủ Anh đang tìm các biện pháp để xử lý tình hình.
Thủ tướng Boris Johnson đang lên kế hoạch điều động hàng trăm binh sĩ làm nhiệm vụ chở xe bồn cung ứng cho các trạm xăng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng - những người đang hoảng loạn vì diễn biến bất ổn liên quan đến mặt hàng năng lượng ở Anh.
Tập đoàn dầu khí BP cho biết gần 1/3 trong số 1.200 trạm xăng của tập đoàn này tại Anh đã hết hai loại nhiên liệu chính hôm 26-9 trong bối cảnh nguồn cầu hỗn loạn buộc chính phủ hoãn luật cạnh tranh và cho phép các công ty hợp tác để giảm tình trạng thiếu hụt.
Quân đội Anh được lệnh sẵn sàng điều động binh sĩ làm nhiệm vụ chở xe bồn cung ứng cho các trạm xăng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng – những người đang hoảng loạn vì diễn biến bất ổn liên quan đến nhiên liệu ở Anh.
Tập đoàn dầu khí BP cho biết gần 1/3 trong số 1.200 trạm xăng của tập đoàn này tại Anh đã hết hai loại nhiên liệu chính trong ngày 26/9, trong bối cảnh hoạt động mua nhiên liệu ồ ạt do tâm lý lo lắng đã buộc Chính phủ Anh đình chỉ luật cạnh tranh và cho phép các công ty hợp tác với nhau để xoa dịu tình trạng thiếu hụt trầm trọng này.
Rosneft một lần nữa đang cố gắng giành quyền truy cập vào đường ống cung cấp khí đốt của Gazprom ở châu Âu. Trong suốt một năm vừa qua, câu chuyện này vẫn chưa đi đến hồi kết với bất cứ tình tiết nào mang tính xây dựng.