Ngôi trường mang tên liệt sĩ Huỳnh Thị Mai

Trường Mầm non Huỳnh Thị Mai là trường có học sinh đông nhất trong nhóm các trường mầm non, mẫu giáo của TP.Tân An, tỉnh Long An cũng là đơn vị thường xuyên nhận cờ đơn vị thi đua xuất sắc do UBND tỉnh trao tặng. Đặc biệt, công tác giáo dục truyền thống, lòng biết ơn cho học sinh được trường chú trọng, với nhiều hình thức sinh động, sáng tạo.

Kiệt nữ đất Cồn Ông

Sau du lịch cộng đồng Cồn Chim, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đang xúc tiến quảng bá khai trương thêm địa điểm du lịch mới - Du lịch cộng đồng canh nông Cồn Ông tại ấp Cồn Ông, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải.

Tám mươi sáu đồng đội về chung một nhà

Đôi bàn tay run run, Đại tá Huỳnh Trọng Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh chỉ lên tấm bia tưởng niệm, đọc rõ từng cái tên, từng địa chỉ đồng đội, đôi mắt ông ngấn lệ. Một thời mưa bom bão đạn, xương máu anh em, đồng chí, đồng đội đã nằm lại nơi này, lúc nào ông cũng nhớ về họ.

Chùa Champabôrây đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Sáng nay (16/6), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với chùa Champabôrây tại Khóm 5, thị trấn Châu Thành.

Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân huyện Duyên Hải (1930 - 1975)

Bất cứ người dân Duyên Hải nào cũng cảm nhận được niềm tự hào về mảnh đất quê hương mình, về truyền thống đấu tranh cách mạng, Đảng bộ, quân, dân Duyên Hải chung sức, chung lòng vượt qua gian lao thử thách, lập nên những thành tích vẻ vang được Nhà nước tuyên dương: Huyện Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khởi nghĩa Nam Kỳ

Vào đêm 22 rạng 23-11-1940, tất cả 20 tỉnh và thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đều có kế hoạch khởi nghĩa. Dù cuộc khởi nghĩa diễn ra không hoàn toàn như kế hoạch nhưng một số nơi giành được quyền làm chủ. Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng tiến bước cùng với các đoàn quân khởi nghĩa và tung bay trên nóc các trụ sở của chính quyền thực dân và tề xã bị quân ta chiếm lấy.

Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường - Căn cứ của lòng dân

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là khu di tích lịch sử duy nhất của huyện, nơi thành lập và cũng là địa điểm đóng căn cứ lâu nhất của Tỉnh ủy Kiến Tường lúc bấy giờ. Đó cũng được mệnh danh là căn cứ của lòng dân.

'Pháo lệnh' của Phong trào Đồng khởi ở miền Tây Nam Bộ

Trận đánh tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Chi khu Xẻo Rô, quận Kiên An, tỉnh Kiên Giang cuối tháng 10-1959 là trận đánh điển hình của chiến thuật kỳ tập, kết hợp giữa đặc công với bộ binh, bí mật tiến công địch của LLVT tỉnh Kiên Giang.

Đổi thay ở khu vực Cống Bần

Ngay phía trước cổng UBND xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An là bia Di tích lịch sử khu vực Cống Bần. Bia được dựng lên nhằm ghi nhớ những chiến công trong những năm kháng Pháp, chống Mỹ của quân và dân Bình Tịnh.

Chùa Bào Môn

Tọa lạc ở ấp Bào Môn, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú chùa Đom Bon Bak (chùa Bào Môn) là ngôi chùa có nhiều thành tích cách mạng.

Khởi nghĩa Nam kỳ ở quận Chợ Gạo

Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra từ ngày 23-11 đến 31-12-1940, là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. 81 năm đã đi qua, nhưng khí thế hào hùng, tinh thần chiến đấu oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trong khởi nghĩa Nam kỳ sống mãi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, trong đó có sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Chợ Gạo (nay là huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).

Rừng che bộ đội

Giữa năm 1961, tương quan lực lượng ta - địch trên chiến trường An Giang ngày càng có lợi cho cách mạng. Cấp tỉnh và huyện đều có vùng 'độc lập' để làm căn cứ. Tỉnh có vùng Bảy Núi và rừng tràm Hà Tiên rộng mênh mông làm căn cứ cho cả Tri Tôn, Tịnh Biên. Tại Huệ Đức có cánh đồng Năm Xã và đồng tràm Huệ Đức… Chiến tranh đã thật sự diễn ra từ 2 phía, chứ không còn cảnh kẻ đánh, người chạy như mấy năm trước đây.

Câu chuyện về 2 địa phương được giải phóng sau cùng

Tháng 4-1975, cùng với cả nước, quân và dân An Giang đứng lên đập tan ngụy quân, ngụy quyền, đánh đuổi quân xâm lược Mỹ, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là những ngày tháng lịch sử không thể nào quên của quân - dân tỉnh nhà. Chiều 2-5-1975, các huyện, thị xã của An Giang thuộc tỉnh Long Châu Hà được giải phóng hoàn toàn. Đến ngày 3-5, các huyện ở An Giang thuộc tỉnh Long Châu Tiền được hoàn toàn giải phóng. Chỉ riêng Phú Tân và Chợ Mới là 2 huyện được giải phóng sau cùng.

Đình Hòa An di tích lịch sử cách mạng

Theo các sắc phong còn lưu giữ, đình Hòa An được thành lập vào giữa thế kỷ XIX, lấy theo tên làng (thuộc xã Ngũ Hiệp, tổng Lợi Hòa, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho; nay thuộc ấp Hòa An, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Tiền Giang tổ chức kỷ niệm 80 năm Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Ngày 23-11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT TQ tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23-11-2040 – 23-11-2020). Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang đã đến dự.

Xây dựng lực lượng và phát triển chiến tranh du kích

Cách đây 80 năm, đêm 22 rạng ngày 23-11-1940, đồng bào Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ đã đoàn kết, đứng lên khởi nghĩa chống Pháp.

Giá trị trường tồn cùng lịch sử dân tộc

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ là một sự kiện tiêu biểu trong tiến trình hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, đồng thời là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề và để lại những bài học đặc biệt quý báu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8-1945.

Miễu Điền trong Khởi nghĩa Nam kỳ

ĐÔI NÉT VỀ MIỄU ĐIỀN

Võ Thành Trang - liệt sĩ anh dũng, kiên trung

Liệt sĩ Võ Thành Trang tên thật là Võ Văn Trắt (SN 1915 tại vùng đất Tân Sơn Nhì, tỉnh Gia Định cũ, nay là P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TPHCM). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông. Tròn 18 tuổi, ông đã sớm giác ngộ cách mạng và bắt đầu con đường hoạt động chính trị, đấu tranh cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Khánh thành Nhà bia lưu danh nơi thờ 418 liệt sĩ của Trung đoàn 10, Quân khu 9

Ngày 26-7, tại ấp 2, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 10 Sông Hương, Sư đoàn 4, Quân khu 9 phối hợp cùng với UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ dâng hương tri ân và khánh thành Nhà bia lưu danh nơi thờ 418 liệt sĩ của Trung đoàn 10 Sông Hương (Quân khu 9).

Đường Hồ Hoàng Kiếm - Tên đường có nhiều ngộ nhận

Lâu nay, không riêng những du khách mà kể cả người dân Sóc Trăng đều ngộ nhận về tên đường Hồ Hoàng Kiếm. Nhiều người cho rằng, Hồ Hoàng Kiếm là tên của hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) - nơi Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trả lại thanh gươm báu cho thần Kim Quy sau khi đánh thắng giặc Minh và lập nên cơ đồ nhà Lê. Với bảng tên đường Hồ Hoàng Kiếm, có khá nhiều ý kiến phê phán hoặc chê trách 'trình độ chính tả' của những người làm công việc đặt, đổi tên đường. Nhưng thực tế Hồ Hoàng Kiếm là tên của đồng chí Đại đội trưởng Đội Biệt động Khu III thuộc Trung đội Biệt động TX. Sóc Trăng, đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Khẳng định công lao đồng chí Vũ Hồng Đức

Với vai trò lãnh đạo khởi nghĩa và giành chính quyền vùng Bảy Núi trong Cách mạng Tháng Tám (1945), lãnh đạo quân - dân An Giang lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống Mỹ, góp phần quan trọng vào đại thắng mùa Xuân 1975, Vũ Hồng Đức (1914-1994), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Châu Hà, xứng đáng được vinh danh, xây dựng thành tấm gương sáng để các thế hệ mai sau học tập.

Về nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang trong ngày vui đại thắng

Chúng tôi về Vĩnh Thuận, vùng căn cứ cách mạng U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh, giữa những ngày tháng Tư lịch sử, nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020).

Nổi dậy khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho

Đầu năm 1940, Tỉnh ủy Mỹ Tho được củng cố. Đồng chí Phan Văn Khỏe, Xứ ủy viên Nam kỳ được Xứ ủy chỉ định trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết 6 của Trung ương và các nghị quyết của Xứ ủy đến tận cơ sở.

Địa danh Cổ Cò xưa và Ngọc Tố hôm nay

Cổ Cò là một địa danh thuộc xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên hiện nay. Nơi đây là một dải đất ven sông Mỹ Thanh và có hình cong, dài giống như cổ con cò. Từ diện mạo địa hình này mà người dân nơi đây đặt tên là Cổ Cò, một con vật hiền lành và luôn gắn liền với cuộc sống của người nông dân.