Ngọn đèn của thôn Đồng Đờng

Về thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, ai cũng biết ông Hồ Văn Hồng bởi ông như ngọn đèn luôn tỏa sáng, ngày đêm không chỉ chăm lo làm kinh tế gia đình mà còn dành thời gian gần gũi với thế hệ trẻ để giáo dục về trách nhiệm tình yêu quê hương, đất nước và sống chia sẻ. Ông Hồng là người có công với cách mạng, mất sức lao động 81% do bị ảnh hưởng chất độc hóa học từ chiến trường.

Dù sốt rét vẫn quấn màn ngồi dịch điện báo gửi chiến trường

Mỗi dịp gặp bà, được nghe bà kể kỷ niệm chi viện chiến trường miền Nam, tôi lại vô cùng xúc động. Bà chính là Trung tá Phạm Thị Thúy Mỳ, (SN 1950) nữ cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nguyên cán bộ Khoa Mật mã, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Công an. Trong những câu chuyện bà kể, tôi nhớ nhất là những kỷ niệm về những tháng năm gian khổ chiến đấu chiến ở chiến trường Ban An ninh khu 5.

Hợp tác xã đầu tiên ở căn cứ địa cách mạng Khu 10

Nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc chiến đấu lâu dài, năm 1971, tại căn cứ địa cách mạng Khu 10, Tỉnh ủy Gia Lai đã quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) Quyết Thắng.

Ông Tâm và hành trình xoa dịu nỗi đau da cam

Sự anh dũng, kiên trì, bền bỉ của người cựu chiến binh bước ra từ những trận chiến đấu để đem lại độc lập cho quê hương. Giờ đây, ông lại tiếp nối những nhọc nhằn trong công tác xã hội, xoa dịu nỗi đau da cam, giúp đỡ đồng đội. Chúng tôi không chỉ cảm phục ông từ những câu chuyện mưu trí, dũng cảm của ông và đồng đội trong chiến đấu mà còn kính phục với những việc làm nhân nghĩa, sẻ chia với nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) do ông làm chủ tịch hội suốt 13 năm.

Ba Đa, Bến Cùng thời khói lửa chiến tranh

Dưới mưa bom bão đạn, lũ trẻ con chúng tôi thời đó vẫn học hành và phụ giúp người lớn việc gia đình, thậm chí chống giặc bằng cả niềm vui hào hứng