Cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày rất tôn trọng người già. Tiếng nói của người cao tuổi rất có giá trị trong các công việc lớn của gia đình, dòng họ, trong các sự kiện thôn bản, cộng đồng. Người Tày còn có nhiều nghi lễ quan trọng đối với người cao tuổi. Tương ứng với từng độ tuổi Phúc, Thọ, Khang, Ninh, người Tày tổ chức lễ mừng thọ cho người thân. Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân.
Lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng) của người Tày Cao Bằng thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Đây là sinh hoạt văn hóa đặc sắc, ngoài ý nghĩa là một lễ hội cầu mùa lớn, nó còn phản ánh tục thờ Mẹ trong tín ngưỡng của người Tày. Trong đó, vai trò của bà mẹ được đặc biệt nhấn mạnh cùng với sự phát sinh, phát triển của nghề nông.
Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hóa của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Theo tâm thức của người phương Đông, đứng đầu trong tứ linh (4 con vật linh thiêng) là Long (rồng). Rồng cũng xuất hiện nhiều trong văn hóa tín của người Tày, Nùng (theo tiếng Tày gọi 'tua luồng') và được coi là biểu tượng linh thiêng, tốt lành.
Trải qua bao đời, Lễ hội cầu mùa đã trở thành bản sắc văn hóa đẹp của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang). Nghi thức tâm linh này thể hiện mong muốn của bà con về một mùa vụ bội thu, con người khỏe mạnh, ấm no, tránh được thiên tai và dịch bệnh. Đây cũng là dịp để đồng bào thêm đoàn kết, gắn bó với nhau nhiều hơn.
Một trong các hoạt động Chào năm mới 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) là trích đoạn lễ hội cầu mùa do đoàn nghệ nhân dân tộc Dao đỏ xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tái hiện.
Lễ cấp sắc Pụt là nghi lễ quan trọng trong hoạt động tín ngưỡng tâm linh của các dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Thái. Đây là nét rất độc đáo, thú vị mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang tính giáo dục cao và đầy hấp dẫn.
Nếu ai đã đặt chân đến miền non nước Cao Bằng, không chỉ ấn tượng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, con người thân thiện, mến khách, mà còn luyến lưu, nhớ mãi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày nơi đây qua những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đặc biệt là kỹ thuật tạo hoa văn thổ cẩm từ mặt trái của sản phẩm. Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Trải qua nhiều thế hệ, lễ cấp sắc pụt (Lẩu pụt) vẫn được người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn duy trì thực hành và là hoạt động văn hóa tín ngưỡng thể hiện rõ bản sắc của người Nùng. Lễ cấp sắc pụt là một sinh hoạt tín ngưỡng không chỉ đối với riêng gia đình tổ chức, mà còn là dịp để cộng đồng cùng dự và chung vui.
Trải qua nhiều thế hệ, lễ cấp sắc pụt (Lẩu pụt) vẫn được người Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn duy trì thực hành và là hoạt động văn hóa tín ngưỡng thể hiện rõ bản sắc của người Nùng. Lễ cấp sắc pụt là một sinh hoạt tín ngưỡng không chỉ đối với riêng gia đình tổ chức, mà còn là dịp để cộng đồng cùng dự và chung vui.
Trong khuôn khổ sự kiện Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam' năm 2023 diễn ra tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào dân tộc Nùng, đến từ tỉnh Bắc Kạn, đã tổ chức một buổi tái hiện lễ Cấp sắc Pụt tới đông đảo du khách tham quan.
Ngôi nhà sàn và những bậc cầu thang ẩn chứa cả một bề dày văn hóa và những tập tục của đồng bào Tày, Nùng. Cuộc đời mỗi người từ khi mới có hình hài cho đến khi nhằm mắt xuôi tay về với tổ tiên đều gắn với mái nhà sàn và những bậc cầu thang ấy.
Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh năm 1923, là người con của dân tộc Tày, ở xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca, đồng thời cũng là người đặt 'viên gạch' đầu tiên cho văn học Bắc Kạn.
Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại Cao Bằng, tỉnh triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Những năm qua, huyện ủy Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định, bảo tồn chữ viết truyền thống của người dân tộc Dao là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn.
Sáng 9/10, UBND huyện Chi Lăng tổ chức vòng chung kết Liên hoan dân ca, dân vũ và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số huyện Chi Lăng năm 2023.
'...Tích đức nhiều phúc, tích ác lắm họa/Đừng tức chuyện không đâu, trời có lúc xế bóng/Của đến bất nghĩa, ra đi dễ dàng... Đấy là một trong những trăm ngàn lời răn dạy của tổ tiên người Dao chúng tôi được ghi chép trong sách đạo lý dành cho con cháu muôn đời!', điềm đạm, khúc chiết, ông Bàn Văn Tiến người Dao Coóc Mùn, thôn Minh Lợi, xã Trung Minh (Yên Sơn) thong thả mở đầu câu chuyện như thế!
Đồng bào Tày ở Tuyên Quang còn lưu giữ nhiều phong tục đẹp, có giá trị nhân văn sâu sắc. Trong đó phải kể đến là tục mừng khoăn (chúc phúc, chúc thọ) cho ông bà, bố mẹ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
Lạng Sơn có sự đa dạng và vẹn nguyên nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là những tài sản vô giá cần được chính quyền cùng người dân giữ gìn và phát huy, tạo cơ sở và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong nhà Phàn Văn Phú, thôn 3, Thuốc Hạ, xã Tân Thành (Hàm Yên), dường như tồn tại cả một 'bảo tàng' sống động gồm những nhạc cụ quý của người Dao như kèn Pí lè, thanh la, chiêng, trống... Tỉ mẩn như cách người phụ nữ Dao dệt thổ cẩm, hàng ngày, nghệ nhân Phú gìn giữ những thanh âm đặc biệt của dân tộc mình, xem đó như là cách chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng con trai, con gái bản Dao nơi đây.
Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Trong quan niệm của người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc, thầy Tào là những người có khả năng giao tiếp với thế giới thần linh, giúp dân bản trừ tà ma và cầu cho mùa màng bội thu, cuộc sống bình an...
Nghề làm giấy bản xưa là một niềm tự hào, là nét tinh hoa đã có truyền thống lâu đời đặc biệt là đối với cộng đồng dân tộc Tày Nùng.
Ông Tẩn Kim Phu là người đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Dao ở Sìn Hồ, cụ thể là tiếng nói, chữ viết; và là nghệ nhân ưu tú cuối cùng còn đọc, hiểu được sách cổ của người Dao.
Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu có 14 dân tộc cùng sinh sống với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là văn hóa dân tộc Dao.
Là người yêu truyền thống văn hóa dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Phúc (sinh năm 1931), thôn Nà Coóc, xã Bộc Bố (Pác Nặm) đã dày công lưu giữ những cuốn sách chép bằng chữ Nôm Tày do người xưa để lại; góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, tri thức cổ của người Tày.
Sáng nay mẹ Phạy đi đón nàng dâu về giúp cấy ruộng. Phạy thì đi chợ. Ra chợ gặp bạn bè ai cũng hỏi bao giờ mới có con. Phạy gãi tai nói là còn kế hoạch. Chẳng ai tin lời Phạy. Họ nói thẳng là Phạy hỏng 'súng' chứ kế hoạch cái đếch gì. Gần ba mươi tuổi rồi trì hoãn làm gì chuyện con cái. Phạy nghe như có ai xát ớt vào mũi. Cay không chịu được. Phạy hạ quyết tâm phải phủ bằng được lên người Niềm.
Cúng Then là một trong những nghi lễ thiêng liêng vào bậc nhất trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc Tày vùng Tây Bắc. Đây là cầu nối tâm linh kết giao giữa con người và thần tiên để con người thể hiện những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
Hàng nghìn năm lịch sử, các dân tộc đã lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần xây nên không gian văn hóa xứ Lạng vừa phong phú, đa dạng. Lạng Sơn đã và đang từng bước đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong việc cưới, việc tang.
Nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn các giá trị văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc, năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg lấy ngày 19/4 là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Mới đây, sự việc một thầy giáo trẻ dạy thể dục ở Trung Quốc nhảy lầu tự tử đã khiến dư luận nước này vô cùng bàng hoàng. Theo đó, nam giáo viên này họ Tào, dạy học tại một trường trung học cơ sở ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
Tròn trăm tuổi đời, hơn 80 tuổi nghề truyền dạy Then cổ, nhưng Nghệ nhân dân gian Mỗ Thị Kịt (người dân tộc Nùng) vẫn bình dị, nhân ái và minh mẫn.
Đó là thông tin đáng chú ý trong kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện.
'Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam' (19/4) được tổ chức hằng năm là dịp để đồng bào các dân tộc cùng hòa mình trong không gian văn hóa đặc sắc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân.