Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đến nay, số lượng lao động (LĐ) trở lại làm việc trong doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Long An đạt gần 100%. Hiện nay, DN dần ổn định, khôi phục sản xuất sau thời gian dài 'lao đao' vì dịch Covid-19 nên nhu cầu về LĐ vẫn rất lớn.
Mặc dù trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết khá lâu nhưng còn một vài doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An vẫn gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động, khiến cho một số dây chuyền sản xuất không phát huy hết hiệu quả.
Từ năm 2020 tới nay, do dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động DN, nên việc tăng lương tối thiểu vùng đã 2 lần bị hoãn lại. Đến thời điểm này, lương tối thiểu có được tăng hay không và mức tăng bao nhiêu chưa cơ quan chức năng nào đề cập. Thực tế, cơ quan đại diện cho người lao động liên tục kiến nghị Bộ LĐTB&XH sớm cho phép tăng lương, còn tổ chức đại diện cho người sử dụng LĐ lại viện dẫn lí do DN khó khăn…
Qua thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2021, toàn tỉnh có trên 500 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, có 170 doanh nghiệp giải thể và hàng ngàn hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ, du lịch, ngành sản xuất may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản… chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid -19.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (LĐ) đã cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người LĐ. LĐ tuy có giảm thu nhập do tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương nhưng đã được nhận hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước; riêng các doanh nghiệp cũng thực hiện chính sách hỗ trợ để giữ chân người LĐ.
Long An đang trở lại trạng thái 'bình thường mới', với hơn 80% doanh nghiệp (DN) đi vào hoạt động. Hiện nay, nhu cầu lao động (LĐ) của các DN chưa cao vì chưa có nhiều đơn hàng, nhưng sau Tết Nguyên đán sẽ có nguy cơ thiếu hụt LĐ. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cấp, ngành, DN cần chủ động có giải pháp thu hút LĐ.
Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 bộc lộ nhiều vấn đề về thị trường lao động (LĐ): Chăm lo an sinh cho LĐ trước các 'cú sốc' và vấn đề nguồn cung cho giai đoạn phục hồi.
Người lao động (LĐ) mất việc làm dù ở đâu, chỉ cần tới cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) gần nhất sẽ được giải quyết chi trả hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Với doanh nghiệp sẽ được cơ quan BHXH tự động giảm mức đóng BHTN.
Trong bối cảnh thị trường lao động (LĐ) bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang phát huy vai trò 'điểm tựa' giúp người LĐ vượt qua khó khăn.
Bộ LĐ-TB&XH đang hoàn thiện dự thảo gói hỗ trợ an sinh lần thứ 2, để hỗ trợ người lao động (LĐ) và người sử dụng LĐ gặp khó khăn do dịch COVID-19. Dự kiến, gói hỗ trợ lần này khoảng 27.000 tỷ đồng. Thủ tướng cũng vừa yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH sớm hoàn thiện dự thảo gói hỗ trợ trên. Trong khi đó, gói an sinh lần 1 gần 62.000 tỷ đồng chỉ giải ngân được hơn 22%.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - TBXH), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thấp nghiệp (TCTN) có dấu hiệu gia tăng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) không tuyển dụng lao động (LĐ) ở độ tuổi 35 - 40, đặc biệt là LĐ nữ phổ thông, chưa qua đào tạo. Trong bối cảnh thị trường LĐ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp. Vì thế, LĐ nữ trung niên là nhóm chịu tác động nặng nề nhất, bởi hành trình đi tìm việc làm mới rất khó khăn.
Cũng như cả nước, năm 2020, hoạt động đưa người lao động (LĐ) Quảng Ngãi đi làm việc ở nước ngoài đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Bước vào năm 2021, tỉnh ta đã chuẩn bị các điều kiện để từng bước phục hồi thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Thời gian qua, huyện Yên Minh đã triển khai nhiều giải pháp giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động (LĐ), coi đây là cơ sở quan trọng góp phần cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực phát triển KT-XH tại địa phương.
Nhờ triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp mới trong giải quyết việc làm (VL) và phát triển thị trường lao động (LĐ), giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã giải quyết VL cho gần 93.000 LĐ; cơ cấu LĐ, VL chuyển dịch theo hướng tích cực. Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện năng suất và tính cạnh tranh của lực lượng LĐ trên địa bàn tỉnh.
An Giang có dân số đông với trên 1,9 triệu người, hàng năm có trên 20.000 người bước vào độ tuổi lao động, hầu hết là thanh niên. Nguồn lực lao động dồi dào, song trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là lao động nông thôn. Nhiều năm qua, tỉnh quan tâm và xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động thanh niên là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho thanh niên, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Phóng viên Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước xoay quanh vấn đề này.
Trên 55.000 người được tuyển dụng và đào tạo nghề; chất lượng lao động (LĐ) không ngừng được nâng lên, tỷ lệ LĐ qua đào tạo tăng từ 46% năm 2015 lên 54% năm 2020, trong đó qua đào tạo nghề tương ứng từ 37,1% lên 44%; có 90.710 LĐ được tạo việc làm mới, trong đó có 35.731 người đi làm việc ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh, ở nước ngoài 3.146 người…
Trong quý III/2020, lực lượng lao động (LĐ) tăng 1,4 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,46 điểm phần trăm, thu nhập của người LĐ đã cải thiện hơn so với quý trước. Đây là những dấu hiệu cho thấy thị trường LĐ đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, người LĐ vẫn đang rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19…
Hiện tỷ lệ lao động (LĐ) của Việt Nam qua đào tạo vẫn thấp, trong khi nhu cầu của thị trường lớn. Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng danh mục các ngành nghề bắt buộc phải sử dụng LĐ qua đào tạo. Nhu cầu thị trường LĐ và các chính sách thời gian tới sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người chọn học nghề, đi liền với đó là các chính sách để thu hút học sinh học nghề, phân luồng học sinh ngay từ cấp phổ thông.
Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới thị trường lao động (LĐ) và ảnh hưởng tới sinh kế của hàng chục nghìn LĐ trên địa bàn tỉnh. Nhưng với quyết tâm tạo 'kế sinh nhai' cho người LĐ nên trong 6 tháng đầu năm đã có 10.243 người được giải quyết việc làm.
Sau hậu dịch COVID-19 tưởng chừng cuộc sống người công nhân sẽ ổn định hơn, nhưng tình cảnh của nhiều người trong số họ hiện giờ rất khó khăn. Hàng vạn lao động thất nghiệp kéo theo là người thân, gia đình họ điêu đứng.