Thiết thực hướng tới kỷ niệm 25 năm 'Ngày Dân vận của cả nước' (15/10/1999-15/10/2024) và 15 năm triển khai phong trào thi đua (PTTĐ) 'Dân vận khéo' (15/10/2009-15/10/2024), vừa qua, Ban chỉ đạo (BCĐ) PTTĐ 'Dân vận khéo' của tỉnh đã tổ chức Hội thi 'Dân vận khéo' năm 2024. Hội thi ở các cấp đã diễn ra trong không khí sôi nổi, làm nổi bật giá trị cốt lõi tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận là: 'Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công'.
Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, Chi bộ Đội QLTT số 1, Đảng bộ Cục QLTT tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng. Gắn việc học và làm theo Bác trong thực hiện công tác chuyên môn, hằng năm, đội đều hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024, Xí nghiệp Thủy nông huyện Bình Lục (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam) đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra và lập biên bản xử lý 28 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn với những vi phạm chủ yếu như: xây kè, san lấp đổ bê tông, đặt tấm đan làm thành cầu hoàn chỉnh, dựng cột hàn xà bắn mái tôn trên bờ kênh... Tất cả các trường hợp vi phạm được lập biên bản gửi về UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã, thị trấn. Tuy nhiên, đến thời điểm này những vi phạm nêu trên chưa được xử lý theo quy định.
Với mong muốn chung tay với cấp ủy, chính quyền thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tuổi trẻ toàn tỉnh đã có nhiều sáng tạo trong việc làm đẹp không gian sống bằng những tuyến đường bích họa (tranh tường) thay thế những bức tường cũ bong tróc, cũ kĩ, rêu mốc...; lan tỏa nhiều thông điệp ý nghĩa, giúp người dân nâng cao nhận thức, ý thức, cùng hành động để bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Không có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế nhưng Bình Lục lại là một địa phương có bề dày truyền thống văn hóa; truyền thống cách mạng. Bình Lục hiện có 41 di tích đã được xếp hạng; trong đó, có 22 di tích cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh, với hơn 30 lễ hội được ghi nhận. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa; các lễ hội truyền thống luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của huyện Bình Lục nhiều năm qua.
Sáng 27/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị tiếp công dân định kỳ tháng 9/2024. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Trần Xuân Dưỡng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, UBND huyện Bình Lục, Chủ tịch UBND thị trấn Bình Mỹ, Chi Cục Thuế khu vực Thanh Liêm – Bình Lục.
Theo thống kê từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến tỉnh này bị thiệt hại 11.860 ha lúa; 886 ha cây rau, màu; 608,8 ha cây ăn quả; hơn 555,88 ha nuôi trồng thủy sản và 562 lồng bè bị ảnh hưởng.
Tận dụng tối đa các lợi thế về giao thông, vị trí địa lý như: tiếp giáp với thị trấn Bình Mỹ, nằm trên trục quốc lộ 21A, đường tỉnh (ĐT) 496B, có cụm công nghiệp và nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thời gian qua, xã Trung Lương (Bình Lục) đã đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930-15/10/2024); thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua (PTTĐ) 'Dân vận khéo' tỉnh, ngày 12/9, Huyện ủy Bình Lục tổ chức Hội thi 'Dân vận khéo' năm 2024.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bình Lục, chiều qua (11/9), qua công tác kiểm tra, theo dõi tại địa bàn, lực lượng chức năng của thị trấn Bình Mỹ đã phát hiện tuyến kênh Biên Hòa đoạn qua tổ dân phố Văn Phú có hiện tượng bị sạt trượt với chiều dài cung sạt khoảng hơn 10m.
Hai căn biệt thự đã giảm đến hàng chục tỷ đồng so với những lần rao bán trước đó…
Ngân hàng tiếp tục bán đấu giá hai ngôi biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long hay còn gọi là Khu đô thị Ciputra (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với giá khởi điểm gần 270 tỷ đồng, giảm hàng chục tỷ so với lần đấu giá trước đó.
Thiệt hại sơ bộ do ảnh hưởng của bão số 3, theo ước tính toàn tỉnh Hà Nam có khoảng 10.868,6 ha lúa mùa bị đổ và 432 ha rau màu bị dập nát. Trong đó, huyện Bình Lục là địa phương có diện tích lúa đổ nhiều nhất với khoảng 4.000 ha.
Sáng mùng 8/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 tại các huyện Thanh Liêm, Bình Lục và Trạm bơm Triệu Xá (thành phố Phủ Lý). Cùng đi có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và lãnh đạo các huyện Thanh Liêm, Bình Lục.
Ngày 31/8, VKSND huyện Bình Lục (Hà Nam) phối hợp với Liên đoàn Lao động, Công an huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa phiên tòa giả định vụ án 'Trộm cắp tài sản' xảy ra tại Công ty TNHH Victory Sporting Goods Việt Nam.
Sáng 31/8, tại Công ty TNHH Victory Sporting Goods Việt Nam (xã Trung Lương, huyện Bình Lục), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Viện Kiểm sát nhân dân và Công an huyện Bình Lục phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật 'Phiên tòa giả định' vụ án 'Trộm cắp tài sản'.
Theo tổng hợp của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Lục, toàn huyện hiện có hơn 1.031 ha đất nông nghiệp do UBND các xã, thị trấn quản lý (sau đây gọi là đất UB), trong đó đã khoán thầu hơn 621 ha, chưa khoán thầu 410 ha. Thời gian qua, toàn bộ hợp đồng giao khoán đất UB quản lý theo nhiệm kỳ hết hạn đã tạm dừng và giao thời gian ngắn cho bà con sản xuất để chờ đấu thầu. Việc chậm trễ trong triển khai đấu thầu dẫn tới nguồn thu ngân sách ở địa phương gặp nhiều khó khăn và gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp.
Sáng 27/8, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức 'Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng 2024' tại huyện Bình Lục.
Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Hà Nam đã tích cực triển khai xây dựng Công trình thanh niên 'Số hóa di tích lịch sử, văn hóa', góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.
Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển đô thị, tỉnh Hà Nam đã và đang nỗ lực, tập trung mọi giải pháp, nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng xanh, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh Hà Nam cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển đô thị năm 2025 đạt trên 50%, năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2050 đạt trên 70%.
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2024) và 19 năm ngày Hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2024), Đảng ủy Công an huyện Bình Lục đã tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, sôi nổi mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Sáng 15/8, tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam đã tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (ANTQ).
Sáng 15/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) xã Thanh Sơn (Kim Bảng) tổ chức ngày hội TDBVANTQ năm 2024.
Việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Sáu điều Bác dạy CAND đã thấm sâu vào tiềm thức, trở thành hành động thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và lan tỏa sâu rộng trong nhân dân.
Là địa phương vinh dự được lựa chọn đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia '55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh', đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan của tỉnh Hà Nam thực hiện đúng tiến độ, cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho hội thảo.
Chiều 13/8, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia '55 năm Công an nhân dân (CAND) thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh' tại Hội trường Công an tỉnh, Nhà văn hóa xã Thanh Sơn (Kim Bảng) và Khu lưu niệm Cát Tường (thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục). Cùng đi có đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh, huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục.
UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Quyết định số 1051/QĐ UBND về việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, tỉnh này dự kiến sẽ điều chỉnh hệ thống địa giới hành chính và thành lập nhiều đô thị mới.
Phát huy vai trò lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm giữ vững ổn định về an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở, thời gian qua, Công an thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) đã nêu cao tinh thần 'Khi dân cần, khi dân khó, có công an', chủ động, linh hoạt bám sát địa bàn, gần gũi nhân dân, đồng thời làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH), được cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương tin tưởng, đồng thuận ủng hộ.
Sáng 10/8, đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã về thăm và làm việc tại huyện Bình Lục. Đón và làm việc với Bộ trưởng có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bình Lục; lãnh đạo các xã, thị trấn trong huyện.
thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam dự kiến sẽ tiến hành điều chỉnh hệ thống địa giới hành chính và thành lập hàng loạt đô thị mới.
UBND tỉnh Hà Nam cho biết dự kiến sẽ mở rộng phạm vi nội thành TP.Phủ Lý trong giai đoạn 2021- 2025 và 2026-2030; mở rộng phạm vi nội thị, thành lập TP.Duy Tiên trong giai đoạn 2026-2030; thành lập thị xã Kim Bảng và thành lập các phường thuộc thị xã trước năm 2025…
UBND tỉnh Hà Nam vừa có quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Diễn biến thời tiết phức tạp với những trận mưa lớn trong thời gian ngắn, một số thị trấn, thị tứ (gọi chung là đô thị nhỏ) tại các huyện trong tỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ trên một số tuyến đường. Theo ghi nhận, một số điểm sau trận mưa lớn bất thường nước ngập khoảng 10 - 20 cm, cá biệt trên 30 cm. Điều này tác động không nhỏ đến đời sống dân sinh - kinh tế của các địa phương.
Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh – liệt sĩ (27/7/1947 –27/7/2024), Công đoàn Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tổ chức đoàn đại biểu cán bộ, đoàn viên đi thăm, tặng quà, tri ân mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ngỏ (trú tại Tổ dân phố Cao Cát, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục) và mẹ liệt sĩ Lê Thị Ánh (trú tại phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý).
Từ năm 2020, sau khi thực hiện mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) đã huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ bản và đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế, xã hội có bước phát triển rõ rệt; diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc.
Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí vật tư, nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng mà còn góp phần quan trọng trong giải phóng sức lao động cho người nông dân. Đến thời điểm này, cơ bản khâu làm đất, khâu thu hoạch trong quá trình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh ta đã được cơ giới hóa. Khâu gieo cấy, vì nhiều lý do (đồng đất sâu trũng, manh mún…) nên vẫn còn nhiều diện tích nông dân phải cấy thủ công. Vụ mùa 2024, nông dân các địa phương tranh thủ ra đồng cấy đêm, cấy sớm bảo đảm gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, đồng thời tránh nắng nóng gay gắt cuối tháng 6, đầu tháng 7.
Trong các ngày 06, 10/7, các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, lãnh đạo UBND huyện Bình Lục đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an huyện; công an các xã, thị trấn đang làm nhiệm vụ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.
Thời gian qua, các cấp ủy trong tỉnh luôn coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các biện pháp đồng bộ, phù hợp nhằm không ngừng phát triển văn hóa, con người Hà Nam, tạo nền tảng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh trên địa bàn tỉnh.
Sáng 8/7, Huyện ủy Bình Lục tổ chức sơ kết công tác xây dựng Đảng; công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và kỷ luật Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Ngày 26/6, VKSND huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bình Lục và chính quyền địa phương tổ chức xét xử lưu động, rút kinh nghiệm đối với 2 phiên tòa hình sự về ma túy tại UBND xã An Nội, huyện Bình Lục.
Hội Nông dân (HND) huyện Bình Lục vừa khai trương cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn tại cửa hàng của hộ hội viên nông dân Nguyễn Thị Tho, nằm trên đường Điện Biên Phủ, thị trấn Bình Mỹ.
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, tính đến hết quí I/2024, giá trị sản xuất CN-TTCN của Bình Lục ước thực hiện được 1.600 tỷ đồng, đạt 21,2% so kế hoạch năm 2024, tăng 18,5% so cùng kỳ.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng NTM bằng những việc làm thiết thực, như: bảo vệ môi trường, trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trên các tuyến đường, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp; nhân rộng các mô hình sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập hộ gia đình.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao. Để chủ động phòng ngừa, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, kịp thời ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Mùa hè, thời tiết nóng ẩm dễ làm cho thực phẩm biến chất, có thể gây ngộ độc cho người dùng. Mùa hè, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chế biến sẵn của người dân cũng tăng cao hơn. Bên cạnh đó, không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP). Vì thế, vấn đề ATTP nói chung, đặc biệt là trong mùa hè việc phòng ngừa ngộ độ thực phẩm (NĐTP) luôn là mối quan tâm thường trực.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, sự quan tâm và đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Xác định thanh niên là rường cột và tương lai của đất nước, là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng, trong Di chúc, Người căn dặn: 'Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa 'hồng', vừa 'chuyên'. Thực hiện Di chúc của Người, các lớp thế hệ thanh niên trên địa bàn tỉnh luôn nêu cao tinh thần xung kích tình nguyện, đoàn kết một lòng, chung sức xây dựng quê hương giàu mạnh.
Năm 2022, Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện động viên cán bộ và nhân dân Hà Nam chống hạn (thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục), còn gọi là Khu lưu niệm Cát Tường được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch của Hà Nam. Đây là điểm di tích lịch sử văn hóa được tỉnh Hà Nam tôn tạo, xây dựng hơn 10 năm qua nhằm tưởng nhớ công ơn của Bác Hồ với Đảng bộ, quân và dân Hà Nam và ghi dấu sự kiện Người về thăm, nói chuyện động viên cán bộ, nhân dân Hà Nam chống hạn (14/1/1958). Để khu lưu niệm thực sự là điểm du lịch hấp dẫn du khách, là địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử cho các thế hệ người Việt Nam, rất cần đáp ứng những nhân tố cơ bản của một điểm đến du lịch.
Chỉ sau gần 5 năm đưa vào triển khai, mô hình trồng nho của HTX Đồng Du (Bình Lục, Hà Nam) đã cho thấy những ưu điểm vượt trội, cho giá trị kinh tế cao. Kể từ năm 2022 đến nay, doanh thu từ nho của HTX luôn đạt bình quân 1 tỷ đồng/ha/năm.
Thực hiện Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đối với nhà văn hóa (NVH) thôn, tổ dân phố sau sáp nhập, hằng năm, ngành chức năng đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng và sửa chữa NVH kịp thời; đáp ứng nhu cầu hội họp và sinh hoạt cộng đồng ở mỗi địa phương.