m 23/4, tại Quảng trường huyện Đăk Tô (Kon Tum) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972-24/4/2022). Đây là dịp để thế hệ trẻ tưởng nhớ công lao to lớn của quân và dân ta đã hy sinh xương máu trong trận chiến hào hùng đi vào lịch sử giải phóng dân tộc.
Tối ngày 23/4, tại huyện Đăk Tô, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh (24/4/1972-24/4/2022) và đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24.4.1972 - 24.4.2022), sáng 22.4, tại thành phố Kon Tum, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm'.
Sáng 22-4, tại TP. Kon Tum, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh (24/4/1972-24/4/2022) với chủ đề: 'Chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh: Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm'.
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây là chiến dịch mở màn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Với khí thế 'Trường Sơn chuyển mình, Pô Kô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng nhân dân', từ ngày 30-3 đến 5-6-1972, các lực lượng trên Mặt trận Tây Nguyên (B3) với quy mô tương đương cấp quân đoàn đã tiến công địch trên hướng phối hợp quan trọng Bắc Tây Nguyên, đột phá vào tuyến phòng thủ kiên cố của địch, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Xuôi theo quốc lộ 25 về hướng Đông Nam tỉnh Gia Lai vào một ngày đầu tháng 3, tôi bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tháng này của 47 năm về trước. Thời điểm đó, sau khi thị xã Buôn Ma Thuột được giải phóng (10-3-1975), tình hình địch ở Kon Tum, Pleiku trở nên rối ren, mất kiểm soát, chính quyền Sài Gòn buộc phải 'rút lui chiến lược' theo đường 7 về đồng bằng Phú Yên. Cuộc di tản của cả một quân đoàn hàng vạn quân lính, gia đình binh sĩ, nhân viên các cơ quan dân sự và một bộ phận người dân ở 2 thị xã Kon Tum và Pleiku tạo nên sự hỗn loạn, tắc nghẽn trên cung đường hàng trăm cây số.
Nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ ngày 3-12-1929 đánh dấu sự ra đời của thủ phủ 'Đại lý hành chính' Pleiku. Hội tụ và kết tinh những giá trị tốt đẹp, suốt 92 năm qua, TP. Pleiku không ngừng vươn mình trỗi dậy, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh và là đô thị giàu tiềm năng phát triển ở khu vực Bắc Tây Nguyên.
Trong những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm sẻ chia khó khăn với các NNCĐDC, xoa dịu nỗi đau da cam, chăm sóc, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.
Cách thị xã Kon Tum (tỉnh Kon Tum) khoảng 30km về hướng Tây Bắc, Vườn quốc gia Chư Mom Ray là điểm hấp dẫn không thể bỏ lỡ với những người mê khám phá.
Dưới nắng ươm vàng, gió mang hơi nước, hơi sương từ đồng ruộng tỏa ra mát rượi, tôi nhìn ruộng lúa thơm trên cánh đồng thôn 2, xã Đăk La (huyện Đăk Hà) đang cúi bông trải dài ngút tầm mắt, hạt lúa no tròn... khiến lòng không muốn rời xa. Người dân ở đây cũng rất tự hào về lúa gạo thơm Đăk La.
Cách thị xã Kon Tum (tỉnh Kon Tum) khoảng 30km về hướng Tây Bắc, Vườn quốc gia Chư Mom Ray là điểm hấp dẫn không thể bỏ lỡ với những người mê khám phá.
'Chú tôi là Vũ Văn Lễ, sinh năm 1952; quê quán: Giang Biên, Gia Lâm, Hà Nội (nay là phường Giang Biên, quận Long Biên, TP Hà Nội); nhập ngũ tháng 1-1970; cấp bậc: Binh nhất; chức vụ: Chiến sĩ; đơn vị: Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5. Chú tôi hy sinh ngày 25-5-1972 tại khu Tháp nước, Đường 23, thị xã Kon Tum (cũ), tỉnh Kon Tum'.
Hơn 20 năm tham gia chiến đấu, ông Lê Minh Tân (tổ 15, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) có nhiều kỷ niệm không quên về một thời gắn bó với Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5). Từ những trải nghiệm thực tế của một người lính, ông đã dành nhiều công sức và tâm huyết để tái hiện những trang sử vẻ vang của Sư đoàn.
Bất chấp mọi hiểm nguy liên quan đến tính mạng, gia đình và cộng đồng, cụ Rơchơm Yut-người Jrai ở làng Lút (nay thuộc xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã giữ tấm ảnh Bác suốt gần 20 năm, cả trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Sau năm 1960, bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi nên cụ đã trao kỷ vật thiêng liêng này lại cho cán bộ cách mạng. Năm 1963, Tỉnh ủy Gia Lai chuyển tấm ảnh này cho Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Chuyến du lịch đến mảnh đất Kon Tum của bạn không thể quên ghé thăm cây cầu treo Kon Klor. Một trong những cây cầu công nghiệp lớn điểm xuyết giữa những cánh rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Đó là bà Đào Thị Hà-Ủy viên Thường trực Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai, người phụ nữ bình dị đang sống cùng con cháu tại tổ 13 (phường Hoa Lư, TP. Pleiku).
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai ở địa chỉ: 48/18 Lê Ngã, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh nhiều năm qua luôn mong mỏi tìm được phần mộ của anh chồng là liệt sĩ Dương Văn Minh.
Siu Black, Hoài Lâm và Yasuy là những ngôi sao đình đám trong làng âm nhạc nhưng vì gặp biến cố lớn trong cuộc đời nên họ đều bỏ phố về quê để tìm được bình yên.