Chiếc cối xay lúa

Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.

Tác dụng của cây cối xay với sức khỏe

Cây cối xay hay còn được gọi là cây đằng xay, cây kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, được sử dụng như một dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Nhớ một tiếng rao

Ai… cối xay… khép hông?

Cánh đồng mía xưa

Dẫu biết rằng ngoái đầu nhìn lại và hoài vương quá nhiều về ngày cũ là không nên, bởi những thứ đã trôi qua dù muốn dù không cũng chẳng thể thay đổi. Thế mà với tôi nói riêng, và với nhiều người có cuộc sống xa quê hương nói chung muốn gửi lời tiễn biệt một đoạn đường có đủ vui, buồn, hạnh phúc và khổ đau để con tim ươm đầy hy vọng về những điều tốt đẹp trong hành trình mới là một việc làm hết sức khó khăn. Như buổi sáng sớm nay, mở mắt tỉnh dậy sau giấc ngủ mê man qua một đêm tại căn nhà cấp bốn ở quê, rửa mặt bằng những gáo nước mát lạnh trong lu, tôi thả hồn theo làn gió heo may vừa thổi tới mà cảm thấy thoải mái trong cả tâm can.

Bình Dương với nhiều cách làm thiết thực 'thức tỉnh' làng nghề truyền thống

Sản phẩm từ nghề truyền thống ở Bình Dương chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, dẫn đến nguy cơ mai một. Do đó, Bình Dương đã và đang nỗ lực 'thức tỉnh' làng nghề sau một thời gian dài 'ngủ quên' bằng các việc làm thiết thực.

Ghé thăm 'Xóm cối Cù Là' mấy trăm năm tuổi

Cối xay lúa Cù Là nổi tiếng xa xưa ở miền Tây sông nước có từ khi nào không ai rõ nhưng theo những bậc cao niên thì nhiều gia đình ở đây đã làm cối xay lúa cha truyền con nối trải nhiều thế hệ.Cối hoàn chỉnhĐịa danh Cù Là hiện nay bao gồm ấp Hòa Thuận, xã Vĩnh Hòa Hiệp, một góc khu phố Minh Phú và một góc khu phố Minh Lạc của thị trấn Minh Lương với địa hình của một ngã ba sông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.Nghề làm cối có những bước thăng trầm theo đời sống kinh tế xã hội của đất nước, lúc bình thường thì chỉ khoảng chục hộ duy trì lấy nghề, lúc phát triển đỉnh cao có đến bốn năm chục hộ làm cối chở đi bán vùng Miệt Thứ, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang… Họ cũng chính là con cháu, láng giềng đã học được nghề của người đi trước. Và cũng từ đây, khu vực họ sinh sống được mang danh 'xóm cối', một bộ phận của địa danh Cù Là.Có hai thời kỳ nghề làm cối ở Cù Là phát triền rất mạnh mẽ, thời kỳ thứ nhất là giai đoạn 1945-1954, khi Pháp thực hiện chính sách bao vây kinh tế, người dân vùng giải phóng phải xay lúa, giã gạo bằng tay. Thời kỳ thứ hai từ năm 1976-1986, đất nước tuy thống nhất nhưng nền kinh tế gặp khó khăn do sự cấm vận của các nước phương Tây, do thiên tai và nặng nhất là hai cuộc chiến tranh biên giới, nhiên liệu cho các loại máy móc hoạt động rất khan hiếm, người dân nông thôn lại phải xay lúa, giã gạo bằng tay.Từ sau công cuộc đổi mới của đất nước năm 1986, chiếc cối xay lúa bằng tay dần bị thay bằng những nhà máy xay gạo lớn nhỏ và mất hẳn từ những năm 1990.Theo các lão chuyên gia xóm cối, để làm ra một cối xay lúa chánh hiệu Cù Là, trước hết phải có đủ bộ đồ nghề và kỹ năng cơ bản của một thợ mộc, quy trình thực hiện phải trải qua bốn bước cơ bản.Đầu tiên là chọn gỗ làm chân, tay cối. Đó phải là gỗ của các loại cây chắc, bền như tràm, sắn, giá…, ngày nay cây tràm bông vàng là đáp ứng tốt nhất. Đối với tre, trúc để đan phần vỏ cối, chọn những cây già không nhặt mắt. Cây đước dùng làm răng cối vừa chắc vừa bền là đước già Cà Mau, trường hợp khó khăn quá