Không chỉ giữ vai trò sản xuất điện, điều tiết thủy văn, cân đối lưu vực, thủy điện Sông Hinh còn là một điểm du lịch đầy hấp dẫn của miền núi Phú Yên.
Nắng nóng kéo dài khiến cho hơn 1.000ha lúa vụ hè thu tại tỉnh Phú Yên đang trong giai đoạn đẻ nhánh bị thiếu nước tưới. Tình trạng khô hạn xảy ra trên diện rộng khả năng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa của vụ hè thu.
Để tránh việc mùa mưa lũ nào Phú Yên cũng bị động trong việc xả lũ, tỉnh này đề nghị xây dựng bản đồ ngập lụt toàn lưu vực sông Ba để hạ du chủ động hơn.
Liên tiếp trong những ngày qua, mưa lũ hoành hành, tàn phá nặng nề tại các tỉnh Nam Trung bộ với những con số thiệt hại đang tăng cao từng ngày. Chưa hết, nhiều thủy điện nằm đầu nguồn các sông lớn cũng liên tục xả lũ khiến hàng chục ngàn hộ dân chịu 'lũ kép'. Qua đó cho thấy, công tác vận hành, quản lý hồ thủy điện còn nhiều bất cập.
Mưa lũ miền Trung đã làm 18 người chết và mất tích (riêng tỉnh Phú Yên có 10 người), nhiều tuyến đường vẫn bị chia cắt.
Tính đến sáng 2/12, mưa lũ ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã làm 18 người chết và mất tích.
Những ngày qua, mưa lũ tại miền Trung đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Tại tỉnh Phú Yên, Bình Định, đã có 13 người chết và mất tích; nhiều tuyến đường bị chia cắt hoàn toàn. Tại Khánh Hòa, nhiều tuyến đường, công trình giao thông bị thiệt hại nặng nề.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, cập nhật đến 8 giờ sáng nay 2-12, mưa lũ ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã làm ít nhất 18 người chết và mất tích (tăng 6 người so với báo cáo tối 1-12).
Lũ đang rút chậm, cơ quan chức năng Phú Yên đã tìm thấy 2 cháu bé tử nạn trong vụ lật ca nô ở huyện Sơn Hòa.
Mưa lũ xấp xỉ mức lịch sử năm 1993 và 2013 khiến người dân Bình Định, Phú Yên trở tay không kịp. Hai địa phương này phải sơ tán hàng nghìn người tránh lũ trong đêm.
Theo cảnh báo, đêm nay, 1-12, ở miền núi phía Bắc, có nơi nhiệt độ sẽ xuống dưới 5°C (xuất hiện sương muối). Trong khi sáng sớm nay, nhiều thủy điện ở Nam Trung bộ và Gia Lai vẫn đang xả lũ. Các địa phương đã sơ tán hơn 6.000 hộ dân.
Thủy điện xả lũ với lưu lượng lớn khiến nhiều nơi ở Phú Yên ngập sâu. Tỉnh này đã khẩn cấp sơ tán hàng nghìn người đến nơi an toàn.
Mưa lớn, bốn thủy điện đầu nguồn sông Ba ồ ạt xả hồ với lưu lượng lớn khiến nhiều nơi tại Phú Yên nước lũ lên nhanh, ngập sâu.
Chiều 30/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết, do mưa lớn ở thượng nguồn, nước lũ đổ về nhiều nên thủy điện xả lũ tăng dần.
Nhiều nơi ở Trung bộ như Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định đã và đang có mưa lớn, nước lũ trên các sông lên nhanh, nhiều nơi cô lập.
Nhiều thủy điện tăng mức xả lũ gây cô lập nhiều khu dân cư, hàng nghìn nhà dân bị ngập từ 0,5 m đến hơn 1 m.
Lũ ở Phú Yên đang lên nhanh, gây ngập hàng trăm căn nhà, cô lập nhiều khu dân cư, gây ách tắc hàng loạt tuyến giao thông trọng yếu.
Ngày 15/11, trước tình hình thiên tai còn nhiều diễn biến phức tạp, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra khu dân cư hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp... để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn; rà soát công tác chuẩn bị lương thực, thực phẩm theo phương châm '4 tại chỗ' đề phòng ngập lụt, chia cắt.
Để ứng phó với tình trạng mưa lớn kéo dài có nguy cơ gây ngập lụt, sạt lở đất, tỉnh Phú Yên đã lên phương án di dời dân tại các vùng trũng thấp, xung yếu, đảm bảo an toàn tại các hồ thủy lợi, thủy điện và các công trình hạ tầng, giao thông đang thi công.
Hai thủy điện lớn ở Phú Yên là Sông Hinh và Sông Ba Hạ đang nâng mức xả lũ lên gần 3.000 m3/giây và dự kiến sẽ tăng trong tối nay.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên thông tin chiều tối 29/11, thủy điện Sông Hinh xả lũ về sông Ba 1.500m3/s, trong khi đó hồ thủy điện Sông Ba Hạ hiện ở cao trình 103m (cao trình tối đa là 105m) và chưa xả lũ.