Trong chuyến ngược ngàn Tây Bắc, trên những cung đường trập trùng cao chon von, tôi may mắn được gặp thầy giáo quê Thanh gieo chữ trên đầu nguồn con sông Mã hùng vĩ, ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên). Anh là Hồ Công Nam, người huyện Quảng Xương.
Sương mù bao phủ cả ngày lẫn đêm, người dân bản Khằm 1 (còn gọi là bản chân mây), xã Trung Lý (Mường Lát) một thời phải bỏ bản vì cấy lúa, lúa không ra bông; nấu cơm, cơm không chín... Ấy vậy mà, đến nay bà con vẫn đang bám trụ ở lại với bản.
Trúng mấy vụ liền, chú San trang trải hết nợ và có dư. Những người làm trong trang trại chú San được hưởng hoa lợi theo công làm và tỷ lệ góp vốn cổ phần chứ không có chuyện làm thuê như trang trại nhà ông Trương Thẹo. Vậy là trên cùng một đất làng Yên Hạ có hai cái trang trại lớn đang gầm ghè, lấn lướt nhau, đè bẹp nhau; chẳng biết cái nào sẽ tồn tại, cái nào sẽ đổ vỡ.
Nghề săn chuột đồng giờ không đơn thuần để kiếm thực phẩm cho bữa ăn gia đình, nó thực sự góp phần làm nên những mùa vàng bội thu và trở thành thú vui của thanh niên các xã Sơn Thủy, Hoàng Xá của huyện Thanh Thủy.
Mỗi câu chuyện trong 'Truyện đường rừng' của Lan Khai là một bức tranh hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo về miền núi, hàm lượng hư thực khác nhau nhằm hướng tới nhu cầu giải trí. Đây là một thể tài đã có nguồn gốc trong văn học dân gian và văn học trung đại, văn học phương Tây nhưng chưa có nhiều thành tựu mới trong văn học hiện đại Việt Nam. Lan Khai là cây bút đã kế thừa và sáng tạo các yếu tố hoang đường kỳ ảo của văn học dân tộc và văn học nước ngoài, tạo nên cái tên gọi 'Chuyện lạ đường rừng' thuở đó đã thu hút nhiều bạn đọc...