'Muốn làm từ thiện chuẩn, thì đừng VÔ ƠN!'

Nếu người đi làm từ thiện luôn nghĩ rằng 'nhờ mình mà bao nhiêu người được cứu vớt', thì 'bóng tối' đã xuất hiện ngay trong tâm họ.

Mua được linh hồn?

Vào cuối tháng 3 vừa rồi, một trong những dòng tweet đầu tiên trên internet của CEO Twitter, ông Jack Dorsey, đã được bán đấu giá thành công, thu về 2,9 triệu USD. Và, tài sản của cuộc giao dịch này không chỉ mang tính ước lệ.

Một số hiểu lầm về Thiền

Có một số nhận định sai lầm chung về thiền. Tốt nhất là nên giải quyết, làm rõ những điều này ngay, vì chúng là loại định kiến có thể cản trở sự tiến bộ của bạn ngay lúc bắt đầu.

Đà Lạt - Rồi một ngày phố xứ như giấc mơ

Rằng, chẳng có nơi đâu như ở đây, câu than cửa miệng 'Thành phố nào vừa đi đã mỏi' (nhạc Lam Phương) lại là một câu khen. Hay lại như: 'Người đi một mình đồi dốc nghiêng xuống/ Người đi một mình vực sâu gọi tên'(nhạc Trình Công Sơn). Than mà như réo gọi người ta đến, gợi tình, gợi thương, gợi nhớ...

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô/ Hoa cỏ xuân tươi thu hựu khô (Thân như bóng chớp, có rồi không/ Cây cối xuân tươi, thu não nùng), Vạn Hạnh thiền sư đã viết như vậy về cái lẽ biến thiên của trời đất và con người. Xuân về là một phần trong chu trình tuần hoàn vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ.

Lá thư Xuân: Cội nguồn thực sự của chúng ta là đâu?

Cội nguồn thực sự của chúng ta là đâu?

Diệt côn trùng có phạm giới sát sanh không?

Phật tử quy y thọ năm giới, giới sát sanh là giới đầu. Khi truyền giới, các Thầy thường giảng không sát sanh là không được giết hại từ loài người cho tới loài vật.

Món ăn và những câu chuyện tình

'Sau cùng tôi nhận ra rằng, những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất liên quan đến một không gian ẩm thực luôn đến từ trái tim, từ những rung cảm vi tế… Một bữa ăn có thể nấu lại, nhưng người ngồi xuống cùng nâng chén ngày hôm đó sẽ đến lúc ra đi vĩnh viễn'…

'Một đêm ngủ ở quê nhà' của Tiểu Nguyệt: Khát vọng an bình

'Một đêm ngủ ở quê nhà' là tựa đề tập truyện ngắn thứ 5 - cũng là tác phẩm thứ 15 của nhà văn Tiểu Nguyệt, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tháng 10-2020. Sách dày khiêm tốn (130 trang) nhưng có đến 3 bài cảm tác của các tác giả Mang Viên Long, Nguyễn An Đình, Nguyễn Cân.

'Chưa biết tiêu tiền thì chưa trưởng thành'

Nguyễn Trương Quý từ lâu đã xác lập mình là nhà văn của Hà Nội, người say mê ghi lại những trầm tích quá vãng cả trong đời sống vật chất lẫn thế giới tinh thần. Trong cuốn sách này, tác giả cho thấy những mảnh ghép nhỏ bé, bình dị của Hà Nội tạo nên bản sắc, căn tính đất kinh kỳ.Đồng tiền là ẩn ức về khả năng trí tuệ cơ bản, là năng lực giao tiếp xã hội của một cá nhân. Chưa biết tiêu tiền thì người đó chưa trưởng thành, chỉ như đứa trẻ ngây ngô.

Độ nhất thiết khổ ách

Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng 'con người lo sợ là do thức nào?'. Trước đó tôi chưa nghĩ tới chuyện này, nhưng cũng thông minh đột xuất mà trả lời rằng 'là do thức thức mạt-na thứ 7, vì nó chấp ngã cho nên mới có lo sợ'.

Động tức có khổ...

Dịch bệnh hiện nay đang lan tràn, chưa biết bao giờ mới chấm dứt, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Người nhiễm bệnh kinh hoàng. Người chết cũng không ít.

Cái đẹp quanh ta

Câu chuyện 'thấy gì cũng đẹp' bắt nguồn từ tâm sự của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Sau này, tôi hiểu cảm và vận dụng phù hợp với cảnh sống của mình mà thôi. Năm đó, bác sĩ họ Đỗ bị lên bàn phẫu thuật, sau ca 'đục sọ' thập tử nhất sinh và sau thời gian khá dài nằm trong phòng hồi sức, ông dần ý thức mình sống lại. Hé mở đôi mắt, hình ảnh đầu tiên mà ông thấy được là một chiếc lá vàng cong queo trên bệ khung cửa sổ. Ông nhìn nó hồi lâu và trong tâm cảm của người vừa quay về từ cửa tử, ông thấy chiếc lá khô thật sự là một báu vật. Những đường gân lá được cấu trúc vi tế diệu kỳ. Đường viền răng cưa quanh chiếc lá ánh lên những nguồn sáng lung linh. Dù đã rời cành nhưng ông dường như thấy nó đang mang sự sống khác, có gì đó như là hơi thở nhè nhẹ từ sắc vàng đằm thắm. Ngay cả cách chiếc lá cong cuộn lại cũng điệu nghệ với những cung lượn hoàn hảo. Ông mở mắt nhìn rộng ra, chiếc lá trong tương quan với khung cửa và những tia nắng xiên chéo qua tấm rèm kéo lửng tạo thành một bức tranh sâu thẳm ý nghĩa sự sống.

Chung một mái nhà

Thành ngữ cổ này luôn được hiểu theo nghĩa bóng. Đó là một gia đình. Điều ngạc nhiên nhất là nó có thể thay thế cho những tràng giang đại hải mọi loại từ điển trên đời giải nghĩa cho hai chữ 'gia đình'.

Một mùa an cư ý nghĩa

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, cứ tưởng rằng năm nay không thể tổ chức an cư kiết hạ, nhưng cuối cùng vẫn tổ chức được, làm cho Tăng Ni và Phật tử rất vui mừng vì truyền thống cao quý của chư Phật được duy trì.

Về nhì: Một vị thế, nhiều cảm xúc

Tiến sỹ ngôn ngữ học, thi sỹ Đỗ Anh Vũ từng có một bài viết khá thú vị với nhan đề: 'Luận về số 2'.

Mục đích cuối cùng của sự tu học là chấm dứt tái sinh

Theo Phật giáo Nguyên thủy, mục đích cuối cùng của sự tu tập theo giáo pháp mà Đức Thế Tôn đã chứng ngộ và khéo thuyết giảng là chấm dứt tái sinh trong tương lai, là không còn phải luân hồi sinh tử nữa, là chấm dứt mọi sự hiện hữu dù bất kỳ ở đâu và dưới mọi hình thức nào, điều đó cũng có nghĩa 'tu là để chết', một cái chết cuối cùng.

Thiện lành là lựa chọn sống

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta luôn có những lựa chọn sống. Trong cùng một hoàn cảnh bị cuộc sống xô đẩy mà một người đã sống theo cách này (khá ổn), người kia lại sống theo cách khác (bất ổn). Sự lựa chọn ấy ngoài phước duyên đời trước thì còn là nỗ lực hiện tại, quan trọng và quyết định!

Mỏ Dầu - Mỏ thơ

Dầu và thơ, sao lại đặt chúng cạnh nhau kỳ cục vậy? Dầu và thơ là hai thứ khác nhau, một cái vật chất, một cái tinh thần. Một thứ do trầm tích dưới lòng đất, lòng biển mà thành chất lỏng lấy lên làm nhiên liệu. Một thứ cảm xúc từ trong đầu người mà ra, được ghi lại bằng các ký tự và ghi nhớ trong tâm trí. Dầu là dầu, thơ là thơ, hai cái có gì liên quan với nhau nhỉ?

Lớp lớp rừng thông

Ðó là những gì có thể thấy, nhận diện về một quang cảnh Ðà Lạt đầy quyến rũ, hư ảo cuối thập niên 1960 trong những ghi chép về miền cao nguyên bằng ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia hàng đầu miền Nam trước đây: Nguyễn Cao Ðàm và Trần Cao Lĩnh.

Cần có một cuộc đối thoại giữa con người và đô thị

'Những thành phố trôi dạt' đẩy con người đến chỗ chứng kiến tất cả sự rạn nứt và đứt gãy của thế giới về không gian, thời gian, về văn hóa, bản thể và lý tính.

Không cần bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch huyền thoại hồi sinh, nếu...?

Ngoại thành Hà Nội xưa và đô thị hạt nhân của Thủ đô chúng ta hiện nay, có sông Tô Lịch huyền thoại, lịch sử. Bởi 'chuyện kể rằng': Vua Lý Thái Tổ khi dời Đô Hoa Lư, Ninh Bình về Hà Nội, đã từng đi thuyền trên con sông này.

Françoise Sagan - Văn chương sầu não của nước Pháp

Sagan cả đời viết văn để biết bên trong mình có gì và muốn gì. Dường như tất cả chỉ như nụ cười của nàng Mona Lisa, một thoáng hiện hữu để rồi mãi mãi chỉ là bí ẩn