Đêm thu tĩnh mịch, trong cái heo may se lạnh, ta giật mình vì một quả bàng rơi rất khẽ. Sáng mùa thu, ngắm bầu trời thơ mộng với vầng mây trắng xốp khiến lòng ta thật thư thái.
Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít. Ai cũng hình dung về sự chết chóc, lở lói khi từ bốn phương tám hướng, màn đêm dội về những âm thanh ma quái, run rẩy. Minh sốt ruột, giục chiến sĩ mau chóng chuẩn bị để lên đường.
…Đêm hoang vắng. Cơn mưa rừng kéo dài lê thê mấy ngày vừa mới dứt khiến không khí hoang hoải mùi lá cây, cỏ mục. Dòng suối ồ ồ chảy ru mọi người chìm vào giấc ngủ sâu, át đi tiếng bước chân rình mò trong đêm tối. Đột ngột, những tiếng thét dội lên, cả Bu Đơr hoảng loạn. Đàn chim ngủ trên những ngọn cây ở bìa rừng giật mình đập cánh bay lên, xáo xác cả một vùng. Lửa bùng cháy trên những ngôi nhà sàn. Fulro về trong đêm, đốt nhà, giết người, bắt cóc thanh niên đưa vào rừng.
Giá vàng trong nước gần đây tuy có biến động song không còn nhảy múa, đi kèm đó lại nổi lên câu chuyện thị trường đóng băng, người có nhu cầu rất khó để mua.
Trái đất là nơi con người nương náu, sinh tồn, nhưng chính con người do vô tình hay cố ý đang hủy hoại Trái đất. Rừng tự nhiên bị tàn phá, biển cả sông hồ bị ô nhiễm. Những cú vặn mình, rung lắc của vũ trụ đâu phải tự nhiên, vô cớ. Những đại dịch bí hiểm cùng 'bệnh lạ' xuất hiện trong mấy thập kỷ gần đây chắc chắn có cội nguồn.
Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng... Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.
Đêm là ánh sáng của suy tư, của tiềm thức. Nhất là những đêm nhiều gió, cành lá lật quật xáo xác trên mái, thêm một chút se lạnh khiến lòng thấy man mác và chuyện cũ mở ào cửa ùa về.
'Chuyện chức phán sự đền Tản viên' là 1 trong 20 truyện của Nguyễn Dữ (còn gọi là Nguyễn Dư) được xếp vào tập 'Truyền kỳ mạn lục' và được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (trang 15 tập 1) THPT chương trình CCGD 2018.
Trần Quang Sơn là nghệ sĩ con nhà nòi. Ông ngoại là một nhà nghiên cứu văn hóa, viết chèo và sáng tác thơ. Mẹ là diễn viên múa. Cha của anh từng công tác tại Đoàn nghệ thuật ca múa tỉnh Hà Sơn Bình cũ. Trong cảm thức của Sơn, ông là một hình mẫu của một người nghệ sĩ chân chính.
Tháng 10 khi nắng vàng hanh hao cộng với chút lành lạnh về cũng là lúc tâm hồn tôi xốn xang một cách khó tả. Vào những ngày bầu trời cao và vắt ra một thứ màu lam tuyệt đẹp, đất trời, cây cối, con người hình như cũng thơ thới nhẹ nhàng hơn, khơi gợi những cảm xúc mênh mang, những nhung nhớ thẳm sâu. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Ngày chợ phiên, gánh theo rổ rau khoai, buồng chuối, nấn ná mãi mẹ mới quyết định mua một cái nón mới bởi cái nón cũ đã không còn có chỗ để sờn, đôi chỗ còn rách lấm tấm. Cha tôi, có lẽ vì muốn mẹ thay nón, thỉnh thoảng còn cầm ngang vành đưa lên mắt soi... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Là một hoạt động của Hội sách Hà Nội 2019, buổi ra mắt và tọa đàm với tác giả cuốn sách 'Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu' đã đưa bạn đọc trở về Thủ đô những ngày gian khó nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm đáng nhớ.
Thầm cũng biết từ cách đây vài năm anh đã không dám nhìn vào mắt chị và chắc chị sẽ tha thứ vì biết anh ngại không muốn dõi thấu nỗi đau tận cùng của Thầm.