Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Thông báo số 2321-TB/VPTU về Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn tỉnh.
Xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có 150 hộ, trong đó 122 hộ sinh sống gần khu vực đồi Lủ Thao. Quả đồi này có độ dốc lớn, đỉnh có độ cao trên 200m so với khu dân cư, nền đất yếu, kết cấu rời rạc nên có nguy cơ sạt lở vào mùa mưa. Mặc dù chân đồi đã được xây kè bằng bê tông nhằm giảm tình trạng sạt trượt nhưng đây vẫn là khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa năm nay.
Những ngày qua, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cùng đoàn công tác đã liên tục đi kiểm tra, chỉ đạo xử lý quyết liệt các điểm sạt lở trên địa bàn tỉnh do mưa bão gây ra.
Sáng 21/9, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã kiểm tra tình hình sạt lở đường tỉnh 445 (thành phố Hòa Bình) và tiến độ thi công dự án Phòng chống sạt lở và bảo vệ an toàn dân sinh tại đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Cùng đi có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và địa phương.
Nhiều năm qua, đồi Lủ Thao tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) là điểm có nguy cơ cao sạt trượt xuống khu vực dân cư phía dưới và luôn là nỗi bất an đối với người dân.
Nhiều năm qua, tại khu vực đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) là điểm có nguy cơ sạt trượt đất đá rất cao xuống khu vực dân cư dưới chân đồi, nhưng vẫn tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm.
Nhiều năm qua, đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) là điểm có nguy cơ sạt trượt đất, đá rất cao xuống khu vực dân cư dưới chân đồi nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Sáng 19/9, huyện Lương Sơn tổ chức khởi công dự án Phòng chống sạt lở và bảo vệ an toàn dân sinh tại đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn. Đến dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngay sau khi nhận được tin dữ về vụ sạt lở đất làm sập nhà khiến 4 người chết, 1 người bị thương ở xóm Chầm, xã Tân Minh (Đà Bắc) sáng 8/9, người dân địa phương cùng lực lượng dân quân và các lực lượng khác khẩn trương thực hiện ứng cứu. Cũng trong buổi sáng xảy ra vụ sạt lở đất thương tâm, nước lũ đổ về gây ngập sâu, chia cắt tuyến tỉnh lộ 433. Tuy vậy, với ý thức, mệnh lệnh từ trái tim, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) cơ quan Quân sự huyện Đà Bắc đã vượt ngầm sâu, băng qua những điểm đất, đá còn sạt lở nhanh chóng tiếp cận hiện trường thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn...
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Anh Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn (Lương Sơn) cho biết: Đến chiều ngày 18/9, UBND xã Lâm Sơn đã hoàn thành việc di dời 43 hộ trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở. Trong đó, có 9 hộ di dời đến ở nhà một hộ tại xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn. Còn lại các hộ di dời đến nhà người thân trong xã.
43 hộ sinh sống gần chân đồi Lủ Thao thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) buộc phải di dời khẩn cấp do phía đỉnh đồi xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo sạt trượt nguy hiểm.
Mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, xuất hiện những vết nứt dài cả trăm mét trên các quả đồi tại huyện Lạc Sơn và Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Chính quyền đã di dời hàng trăm hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Sáng 17/9, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến một số nội dung quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh.
Chiều 16/9, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã kiểm tra tình hình sạt lở đất tại đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) và xóm Rài, xã Tuân Đạo (Lạc Sơn). Cùng đi có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và địa phương.
Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hội LHPN các cấp huyện Lương Sơn không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá đề ra; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội và tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở, hướng tới những nội dung hội viên phụ nữ đang quan tâm.
Tính đến 7h ngày 8/9, do ảnh hưởng của bão số 3 mực nước sông Bùi dâng cao, lúc 01h 00 ngày 8/9 tại trạm Lâm Sơn: 2.449cm trên mức báo động 3 là 99cm, gây ngập úng nhiều đoạn đường, công trình, nhà ở,… trên địa bàn các xã Cao Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch và thị trấn Lương Sơn.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường của thời tiết, tiểm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân, từ đầu mùa mưa bão, huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều biện phòng chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Sáng 10/6, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII ứng cử tại huyện và Tổ đại biểu số 2, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh. Tham dự có đại diện hơn 100 cử tri các xã, thị trấn trong huyện.
Công an phường Đồng Tiến (TP. Phổ Yên) vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động đang có nhu cầu tìm việc làm tại khu công nghiệp.
Địa bàn tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, nơi đây có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen, tạo nên cảnh sắc thơ mộng với nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc, nhiều di tích văn hóa, lịch sử... Thời gian qua, huyện Lương Sơn chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn, tập trung vào phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch trải nghiệm, thể thao, giải trí... Các điểm đến trên địa bàn huyện có sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu du khách.
Những cán bộ và tù chính trị từ miền Nam ra đã thành lập Tập đoàn 1 và Tập đoàn Sản xuất Chí Hòa làm nhiệm vụ khai khẩn đất hoang, phát triển kinh tế tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình.
Hang Nhà báo - Cơ sở A2, Báo Nhân Dân tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) là một trong những địa chỉ đỏ để các thế hệ cán bộ, phóng viên hệ thống báo Đảng đến thăm, hiểu thêm để gìn giữ và tiếp nối truyền thống của lớp người đi trước. Đồng thời, coi đây như lời tri ân người dân địa phương đã từng che chở, chăm sóc, bảo vệ cơ sở báo chí cách mạng trong những năm tháng gian lao.
Chờ mưa tạnh, nhà ông Nguyễn Quang Nẵm, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) chỉ cho tôi phía đồi sau nhà bị sạt lở. Ông Nẵm cho biết: Mấy năm trước mưa nhiều, đất đồi lở đến tận khu bếp, chuồng lợn của gia đình tôi. Những trận mưa to có nguy cơ sạt lở, gia đình tôi phải di dời đến nơi an toàn. Tuy các cơ quan chức năng đã đào rãnh nước phía trên đồi và phủ bạt diện tích sạt để nước không chảy trực tiếp vào chỗ đã sạt, nhưng giờ bạt đã mục nát, nguy cơ nước mưa ngấm vào đất chảy sạt xuống chân đồi. Thời gian trước, gia đình tôi được thông báo là 1 trong 2 hộ nằm ở vùng nguy hiểm có thể phải di dời để hạ tải. Song đến nay vẫn chưa triển khai, mỗi khi mưa to gia đình tôi lại chủ động di dời.
UBND tỉnh vừa ban hành Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 01. Đây là cơn bão đầu tiên năm 2023 có cường độ mạnh và dự kiến đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa có công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
HBĐT) - Ngày 25/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, giảm thiểu thiệt hại.
Giao thông thuận lợi, gần Hà Nội, hoạt động du lịch của huyện Lương Sơn khá sôi động, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Mặt khác, các điểm đến trên địa bàn có sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường khách.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1967-1972), Báo Nhân Dân đã xây dựng một cơ sở dự phòng có mật danh A2 tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Người dân địa phương gọi đây là hang Nhà báo.
Mặc dù ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Lương Sơn đã xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai. Song trước diễn biến phức tạp, khó lường của các loại hình thiên tai, 9 tháng năm nay, Lương Sơn là một trong những địa phương chịu thiệt hại lớn nhất tỉnh do thiên tai gây ra với giá trị thiệt hại ước trên 181,7 tỷ đồng.
Ba năm qua, hàng chục hộ dân gần khu vực chân đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có đến 7 lần di chuyển người và tài sản mỗi khi mưa lớn, nhằm đảm bảo an toàn do nguy cơ cao sạt lở đất, đá. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc hạ tải đồi Lủ Thao vẫn chưa được triển khai, nguyên nhân do các thủ tục cũng như cần phải thực hiện theo đúng quy trình.
Ngày 12/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án phòng, chống sạt lở và bảo vệ an toàn dân sinh tại đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn và nắm bắt tình hình thiệt hại sau mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Từ 8 giờ ngày 8/9 đến 11 giờ 30 phút ngày 9/9, tại huyện Lương Sơn có mưa to với tổng lượng mưa đo được 293.1mm, mực nước sông Bùi cao nhất là 2.351cm (lúc 14 giờ 00 phút ngày 8/9) cao hơn mức báo động 3 là 1cm đo được tại Trạm Khí tượng thủy văn Lâm Sơn. Mưa lớn đã khiến huyện Lương Sơn chịu tổn thất nặng nề, tổng thiệt hại ước trên 50 tỷ đồng. Đặc biệt, đã có 1 người chết do bị nước lũ cuốn trôi.
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, từ đêm 7 đến chiều 8/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to, làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Lượng mưa lớn nhất đạt 308,4 mm tại trạm Thanh Lương, Lương Sơn .
Dù đã bước vào mùa khô, song nhiều khu vực, nhất là các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh thi thoảng vẫn xảy ra hiện tượng đá lở, đá lăn tràn xuống đường giao thông, gây nguy hiểm cho người dân và mất an toàn giao thông.
Chiều 10/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 8 tháng; công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.
Lương Sơn là huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh, trong quá trình thu hút đầu tư, các dự án đã, đang đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên có nhiều dự án còn chậm triển khai, nhiều vấn đề cần khắc phục về sử dụng đất, xây dựng, chấp hành các quy định liên quan của pháp luật.
Bất an, lo lắng là tâm trạng chung của 41 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Cứ khi trời mưa, từ người già tới trẻ nhỏ lại sẵn sàng tư trang di dời để đảm bảo an toàn tính mạng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Lâm Sơn (Lương Sơn) lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xã cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp phường. Lâm Sơn là phường có chức năng nhà ở, sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng của đô thị Lương Sơn. Để đạt được mục tiêu trên, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Lâm Sơn phấn đấu thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thiện các tiêu chí từ xã lên phường.
Năm 2021, huyện Lương Sơn linh hoạt áp dụng các phương án đã xây dựng vào thực tế để ứng phó trong mùa mưa bão. Qua đó giảm thiểu được nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Tiêu biểu như đối với các hộ có nguy cơ chịu ảnh hưởng của sạt lở đất chân đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, UBND huyện đã quyết định sơ tán tạm thời 6 đợt với 41 hộ dân, 190 nhân khẩu; tổng thời gian 18 ngày. Ngoài ra, huyện hỗ trợ mỗi nhân khẩu 50.000 đồng/ngày để ổn định đời sống tại nơi sơ tán.
Là một trong những địa phương có phong trào luyện tập thể dục thể thao (TDTT) quần chúng sôi nổi, lan tỏa trong cộng đồng dân cư, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thường xuyên giành được thứ hạng cao tại các giải thi đấu của huyện, tỉnh tổ chức. Để có được kết quả trên, cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút, tạo sân chơi bổ ích cho Nhân tích tham gia nhằm rèn luyện sức khỏe, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Những ngày mưa lớn liên tiếp do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tình trạng đất, đá trượt sạt ở nhiều địa phương, nhiều tuyến đường bị ách tắc, mưa lũ phá hủy nhiều tuyến đường giao thông, hiện vẫn đang phải khắc phục. Đặc biệt đã xảy ra hậu quả đau lòng, khi đất lở trượt sạt vào nhà dân làm chết 1 người và bị thương 3 người trong cùng một gia đình ở xóm Tát, xã Tân Minh (Đà Bắc).
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, đợt mưa to những ngày qua đã gây thiệt hại tại nhiều địa phương trong tỉnh. Ngoài các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc và TP Hòa Bình như đã thông tin, thì tính đến chiều ngày 12/10, tiếp tục ghi nhận thiệt hại tại huyện Tân Lạc và Lương Sơn.
Chiều 13/9, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành chức năng tỉnh đã làm việc với huyện Lương Sơn về công tác giải ngân vốn đầu tư công và thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ nguồn thu từ đất và một số nhiệm vụ trọng tâm khác.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 23 - 24/7, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, với lượng mưa ở các khu vực phổ biến từ 82 mm đến 166 mm. Ngày 25/7, một số điểm tiếp tục có mưa, lượng mưa lớn nhất đến thời điểm 16h là 21,6mm.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại hình thiên tai như: Giông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, nhất là ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn kèm giông lốc đã làm hư hỏng nhà ở, hoa màu và một số công trình công cộng trên địa bàn các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn.
Ngày 14/6, Hội CCB huyện Lương Sơn tổ chức thăm hỏi, động viên 13 hộ gia đình CCB tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn nằm trong vùng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất do ảnh hưởng của cơn bão số 2.
Ngày 13/6, bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tổng lượng mưa phổ biến 80 - 100 mm, có nơi trên 150 mm.
Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT), sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 2 gây mưa to làm ngập úng nhiều diện tích cây trồng ở nhiều địa phương. Tính đến 17 giờ ngày 13-6, mưa lớn làm gần 20.000 ha lúa, hoa màu ngập úng. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương bơm tiêu thoát nước để cứu những diện tích lúa, hoa màu bị ngập.