Sắc hoa tháng 3

Tháng 3, sắc xuân dịu ngọt với mưa xuân phơi phới. Hoa xuân đua sắc. Ngọt ngào hương hoa cam, bưởi; đỏ rực hoa gạo; mê hoặc hoa ban và lắng động, đong đầy ký ức tuổi thơ với sắc trắng pha màu tím nhạt của hoa xoan…

Huyện Tân Lạc bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Mường

Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, những nét văn hóa truyền thống vốn có trong văn hóa của cộng đồng người Mường nói chung, người Mường ở huyện Tân Lạc nói riêng có nguy cơ mai một. Trăn trở trước thực tế này, nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện Tân Lạc đã được thành lập và hoạt động khá hiệu quả.

Gìn giữ nét đẹp đón Tết của người Mường

Đón Tết năm mới (Tết Nguyên đán) là phong tục văn hóa đẹp, nhân văn, tồn tại lâu đời được cộng đồng người Mường ở Hòa Bình lưu giữ qua nhiều thế hệ. Đây là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm đối với cộng đồng người Mường Hòa Bình.

Khám phá 'Mường'

Nói tới 'Mường', người ta sẽ dễ hiểu rằng đó là nói về xứ Mường, dân tộc Mường, văn hóa Mường. Nhưng nếu bây giờ lên thành phố Hòa Bình hỏi 'Mường', thì ai cũng biết, và cũng hiểu là một địa chỉ cụ thể, đó là Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, tại 202 đường Tây Tiến (phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Nơi đây cũng là 'bản doanh' của họa sỹ Vũ Đức Hiếu – người có cái tên 'dân gian' là Hiếu Mường.

Khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà và Hội chợ nông nghiệp, triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du miền núi phía bắc

Tối 27/10, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất và Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du và miền núi phía bắc năm 2023.

Hòa Bình: Khai trương phố đi bộ và Lễ hội cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Tối 26/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình tổ chức khai trương phố đi bộ và Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà.

Tưng bừng không khí đón Tết Độc lập nơi xứ Mường

Không khí đón Tết Độc lập tràn ngập khắp nơi xứ Mường tỉnh Hòa Bình. Dọc các bản làng, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, tiếng cồng chiêng ngân nga hòa cùng những câu hát, điệu múa làm sôi động vùng cửa ngõ Tây Bắc.

Lũng Vân – chợ phiên vui xứ Mường

Đến chợ phiên Lũng Vân thời điểm này, không chỉ thấy đậm đà bản sắc xứ Mường qua con người và hàng hóa 'chốn tiên cảnh vùng cao', mà còn cảm nhận được sức hút đặc biệt của một phiên chợ tuy nhỏ nhưng rất nhộn nhịp, nhất là khi có thêm nhiều bước chân 'khách nhí' rộn ràng xuống chợ sắm sửa hành trang đón năm học mới…

Gìn giữ nghề làm giấy dó của người Mường Hòa Bình

Xưa kia, giấy dó được người Mường tạo ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Hiện nay, nghề làm giấy dó vẫn được các nghệ nhân gìn giữ.

Độc đáo lễ hội đánh cá suối truyền thống ở xứ Mường Hòa Bình

Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng 4, đông đảo người dân đến tham gia lễ hội đánh cá suối truyền thống tại xã Lỗ Sơn, tạo nên một không khí vui tươi.

Nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh – điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Năm 45 tuổi, thầy mo Bùi Văn Minh (SN 1970) ở xóm Mận Bùi, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Năm 2022, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng. Ông trở thành người đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Giữ hồn cốt dân tộc trong âm nhạc truyền thống

Tiếng chiêng của đất Mường âm vang, làm nức lòng hàng vạn người có mặt tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) vào sáng mồng 8 tháng giêng năm Quý Mão. Tiết mục hòa tấu chiêng Mường của 500 nghệ nhân và diễn viên đến từ 4 vùng Mường lớn Bi – Vang – Thàng – Động là điểm nhấn nổi bật trong màn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023. Xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Khai hạ với quy mô cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Và một lần nữa, trong sự kiện văn hóa lớn của xứ Mường Hòa Bình, tiếng chiêng lại ngân vang đầy tự hào, khẳng định sức hút đặc biệt của âm nhạc dân tộc trong lễ hội truyền thống.

Du xuân hội Mường Thàng

Mường Thàng là một trong bốn vùng đất cổ của xứ Mường Hòa Bình. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay không ngừng của đời sống xã hội, những nét văn hóa đặc sắc vẫn luôn có sức sống mạnh mẽ, trở thành nền tảng cho sự phát triển của vùng đất này. Lễ hội Mường Thàng chính là một trong những nét văn hóa đã níu giữ chúng tôi mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Hòa Bình- Cái nôi của nền văn hóa Mường

Được biết đến là 'miền đất sử thi', Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm hơn 74% số dân, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông,... Nơi đây được coi là cái nôi của dân tộc Mường nổi tiếng với bốn Mường 'Bi, Vang, Thàng, Động' và nền 'Văn hóa Hòa Bình'. Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi Đẻ đất - Đẻ nước... vẫn lưu giữ và được đánh giá cao trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

Hòa Bình - Cái nôi của nền văn hóa Mường

Được biết đến là 'miền đất sử thi', Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm hơn 74% số dân, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông... Nơi đây được coi là cái nôi của dân tộc Mường nổi tiếng với bốn Mường 'Bi, Vang, Thàng, Động' và nền 'Văn hóa Hòa Bình'. Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi Đẻ đất - Đẻ nước... vẫn lưu giữ và được đánh giá cao trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

Tự hào tri thức dân gian lịch tre (lịch Đoi/Roi) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Tri thức dân gian lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình (lịch Đoi/Roi) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tin vui này đang làm nức lòng những người tâm huyết với văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, cũng như đông đảo cán bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Lễ hội Khai hạ và lịch Đoi người Mường trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố Lễ hội Khai hạ và lịch Đoi (lịch Tre) của người Mường vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự kiện đặc biệt của người dân xứ Mường Hòa Bình.

Thống nhất Chương trình nghệ thuật 'Hòa Bình – Nơi văn hóa hội tụ' và Carnaval năm 2022

Ngày 15/7, UBND tỉnh tổ chức họp, thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị cơ sơ vật chất và nội dung Chương trình nghệ thuật 'Hòa Bình – Nơi văn hóa hội tụ' và Carnaval năm 2022. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo đại diện Sở VH-TT&DL, Sở Giao thông vận tải, Đài PT-TH tỉnh, Công ty Điện lực Hòa Bình, Văn phòng đại diện Sun Group Vùng Thủ đô tại Hòa Bình.

Mãn nhãn với cảnh đẹp tại Hòa Bình, địa điểm đăng cai môn Xe đạp SEA Games 31

Bên cạnh đường đua Xe đạp địa hình được đánh giá là một trong những thiết chế thể thao tiềm năng, Hòa Bình sở hữu nhiều địa danh du lịch mà du khách không thể bỏ qua.

Chờn vờn mây trắng Thung Mây

Bao bọc bởi các ngọn núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, Lũng Vân có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nguyên sơ cùng nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Mường đã trở thành địa điểm hấp dẫn du khách.

Ngắm toàn cảnh 'Hạ Long trên núi' tuyệt đẹp từ trên cao

Hãy đi trên lòng Đà Giang in bóng những trập trùng núi đồi để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc, vẻ đẹp hùng vỹ mà vẫn đậm chất sơn thủy hữu tình của một 'Hạ Long trên núi' ở Ba Khan.

Chờn vờn mây trắng Thung Mây

Bao bọc bởi các ngọn núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, Lũng Vân có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nguyên sơ cùng nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Mường đã trở thành địa điểm hấp dẫn du khách.

Khám phá vẻ đẹp của bản dân tộc Mường Giang Mỗ ở Hòa Bình

Giang Mỗ có 140 hộ dân đồng bào dân tộc Mường, sinh sống trong những ngôi nhà sàn gỗ vẫn còn giữ vẻ nguyên sơ phủ màu thời gian, những vườn cây ăn trái trĩu quả.

Đến Hòa Bình, đừng quên khám phá những địa danh này

Là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, Hòa Bình được coi là cái nôi của văn hóa Mường với nhiều địa điểm thú vị mà bạn có thể khám phá dịp cuối tuần.

Nhà sưu tập, lưu giữ cổ vật đất Mường

Cách đây hơn 30 năm, ông Vũ Tất Chiến ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) bắt đầu sưu tập để rồi tìm thấy niềm đam mê cổ vật. Tại thời điểm này, ông là người sở hữu số lượng hiện vật lên đến hàng nghìn. Các cổ vật được ông cẩn trọng lưu giữ với mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa đất Mường.

Tự hào 'Hòa Bình' - Miền sử thi

Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong không khí phấn khởi, vui tươi đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, một sự kiện văn hóa - du lịch quan trọng của tỉnh đã diễn ra giữa lòng Thủ đô Hà Nội với chủ đề 'Hòa Bình - Miền sử thi'. Ngày hội tô thắm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên và tình đất, tình người quê hương Hòa Bình.

Ấn tượng chương trình văn nghệ dân gian dân tộc Mường tại Hà Nội

Ngày 23/1, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Du lịch với chủ đề 'Hòa Bình-miền sử thi' tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình văn nghệ dân gian dân tộc Mường đặc sắc, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và người dân.

Những đồ cổ quý, lạ của một thầy mo Mường

Bùi Văn Minh ở xóm Mận, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) là thầy mo trẻ (sinh năm 1970), nhưng anh được xếp thứ hạng nhất, nhì trong hệ thống các ông mo Mường ở Hòa Bình. Năm 2015, anh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú về loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, được nhiều tổ chức di sản trong nước, quốc tế tặng các danh hiệu danh dự, bảng vàng ghi danh. Năm 2020, thầy mo Bùi Văn Minh tiếp tục được tỉnh tôn vinh, giới thiệu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Mùa gió bấc nhớ thịt trâu lá lồm

Giữa thành phố bây giờ, không khó để có bát thịt trâu lá lồm. Nhưng, cái món ấy nó không hợp giữa những sít sao xe cộ, mà lên hương ở nơi heo hút xứ Mường.

Chuyện về những người đi khơi lại dòng chảy thời gian

Nền văn hóa Hòa Bình nói chung và văn hóa các dân tộc Mường nói riêng giống như một cuốn sách quý để đọc, để học và để khám phá những điều mới mẻ vốn bị lớp bụi thời gian phủ mờ. Trong niềm đam mê bất tận với văn hóa dân tộc, họ là những người đi khơi lại dòng chảy vốn đã bị lãng quên...