Nhận nhiệm vụ nghiên cứu, đánh chiếm và giữ cây cầu trên xa lộ để đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, khi đó, chàng thanh niên Bùi Xuân Hình cùng đồng đội đã mưu trí, anh dũng chiến đấu suốt gần một tuần lễ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để rồi, cùng với đại quân tiến vào Dinh Độc Lập giải phóng Sài Gòn trong niềm hạnh phúc khôn tả, niềm hạnh phúc của ngày non sông thu về một mối.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 52 chiến sĩ đặc công tiểu đoàn Z.22, Z.23 và D81 thuộc Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đã anh dũng hy sinh trong trận đánh cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ huyết mạch phía Đông - đón đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn trong những ngày cuối tháng 4/1975. Gần 48 năm trôi qua, cầu Rạch Chiếc đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những chiến sĩ đặc công mãi nằm lại ở 'tuổi mười chín đôi mươi' để Tổ Quốc có được niềm vui Thống Nhất.
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã trải qua biết bao thăng trầm để hình thành và phát triển trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, kể từ khi các bậc tiền nhân khai phá vùng đất phương Nam đến khi trở thành địa phương có công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước.
Trước bao hình ảnh xúc động của những chiến sĩ Cảnh sát cơ động trong những ngày quân dân miền Nam căng mình chống dịch, tôi đã viết những vần thơ để tặng những người lính mang màu áo của đêm khi các anh đang trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình trên mặt trận không tiếng súng, nhưng vô cùng khốc liệt.
Những ngày tháng Tư lịch sử, PV Báo CAND hòa vào dòng người đến thăm Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh - nơi hiện đang trưng bày 6.293 hiện vật, trong đó có 2.881 hiện vật gốc, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng và hơn 500 hình ảnh tư liệu.
Cựu đặc công kể, để bảo vệ cầu Rạch Chiếc cho Đại quân tiến vào Sài Gòn, ngoài việc đối phó với kẻ địch trên cạn, họ phải đối phó với kẻ thù dưới nước là cá sấu.
Với những người lính của Sư đoàn 571 thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn, được tiến vào giải phóng Sài Gòn là nhiệm vụ vinh dự nhất trong đời họ.