Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chuyên môn cùng sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ nét, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là bướcđột phá trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Trong ảnh: Người dân bản Pu Lau, xãMường Nhà (huyện Điện Biên) thu hoạch dứa.

Cơ cấu lại sản xuất

Hiện nay, tỉnh đang cơ cấu lạingành, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng “Hiệu quả cao, phát triển nhanh, antoàn và bền vững”, nâng cao thu nhập cho người dân.

Giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh tậptrung phát triển sản xuất cây lương thực theo hướng nâng cao chất lượng và giátrị gia tăng. Các địa phương tích cực khai hoang, phục hóa diện tích đất trồnglúa, nâng diện tích lúa nước lên 30.842ha, sản lượng đạt 172.013 tấn; trong đóhơn 11.000ha lúa chất lượng cao như: Séng cù, Bắc thơm số 7, J02, Hana 102, Nếp.Hình thành vùng sản xuất lúa đặc sản tại các huyện: Điện Biên, Mường Ảng, TuầnGiáo và TP. Điện Biên Phủ. Các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi hơn 5.200ha đấttrồng lúa nương, ngô kém hiệu quả sang cây trồng khác. Nhờ đó, sản lượng lươngthực có hạt tăng đều qua các năm, đến hết năm 2024 tổng sản lượng ước đạt trên284.909 tấn, tăng 6,3% so với năm 2020 (vượt chỉ tiêu Nghị quyết đến năm 2025là 280.000 tấn).

Song song với cây lương thực, các địaphương đã vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, trồng cây trên đất dốctheo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo vùng nguyên liệu phục vụ liên kếtvà chế biến. Đến nay, toàn tỉnh có 4.134,4ha cây ăn quả (tăng 1.093,2ha so vơínăm 2020), với 5 vùng sản xuất tập trung tại Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên,Mường Chà và TP. Điện Biên Phủ. Cùng với đó, diện tích cà phê tập trung đạttrên 4.358ha, chủ yếu tại Mường Ảng và Tuần Giáo. Cây mắc ca cũng được phát triểnmạnh, với 13 dự án quy mô 61.223ha. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được trên9.716,89ha cây mắc ca, diện tích cho thu hoạch khoảng 1.000ha.

Tuần Giáo là điểm sáng trong tái cơcấu nông nghiệp, đặc biệt với phát triển cây mắc ca và cà phê. UBND huyện chỉ đạocác xã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi sang trồng càphê. Nhờ đó, năm 2024, toàn huyện trồng mới 1.032,7ha cà phê, đạt 516,4% kế hoạchđề ra, nâng tổng diện tích cà phê lên 1.578,71ha; hiện nay diện tích cho thu hoạchước đạt 491,9ha, sản lượng ước đạt 700 tấn. Năm 2025, huyện Tuần Giáo đặt mụctiêu trồng mới hơn 2.000ha cà phê; hiện nay đã có gần 3.900 hộ đăng ký trồng càphê với tổng diện tích 2.339,5ha.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh tậptrung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và giasúc lớn, phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ; đồng thời đẩy nhanh tái đàn lợngắn với ứng dụng công nghệ và kiểm soát dịch bệnh. Nhờ đó, từ năm 2021 đến nay,chăn nuôi phục hồi ổn định, tốc độ tăng bình quân đạt 3% đối với gia súc và2,7% đối với gia cầm.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh chútrọng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời khuyến khích, thu hút tưnhân đầu tư trồng rừng và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.

Diện mạo nông thôn đổi mới

Thời gian qua, các địa phương trongtỉnh đã sử dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn lực huy độngtừ nhân dân để thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM. Nhờ đó, diện mạonông thôn ngày càng đổi mới, khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của ngươìdân nâng cao.

Đến hết tháng 3/2025, tỉnh có 5 xã đạtchuẩn NTM nâng cao, 26 xã đạt chuẩn NTM; 33 xã hoàn thành từ 15 - 18 tiêu chí,49 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, với bình quân 14,68 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh có266 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM và NTM kiểu mẫu. Tiêu biểu tronggiai đoạn 2021 - 2025, huyện Tuần Giáo có 4 xã về đích NTM; huyện Điện Biên có3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; TP. Điện Biên Phủ có 1 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đạtchuẩn NTM nâng cao.

Những ngày này, về xã NTM nâng caoNoong Hẹt (huyện Điện Biên), ai cũng cảm nhận rõ sức sống và diện mạo mới củalàng quê. Những con đường liên thôn, liên xóm được mở rộng, rải nhựa hoặc đổ bêtông bằng phẳng, hai bên đường rực rỡ sắc hoa. Trường học, trạm y tế, nhà vănhóa khang trang, những hàng cột đèn thẳng tắp thắp sáng từng ngõ xóm, càng tôđiểm cho bức tranh nông thôn khởi sắc. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người củaxã Noong Hẹt đã vượt mốc 53 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn3,9% (trong đó hộ nghèo 2,5%, hộ cận nghèo 1,4%). Xã Noong Hẹt đang tiếp tục phấnđấu trở thành xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

Kể từ khi đạt chuẩn xã NTM nâng cao,Pom Lót đã trở thành vùng quê đáng sống của huyện Điện Biên với hệ thống hạ tầngđược đầu tư đồng bộ, môi trường nông thôn ngày càng xanh - sạch - đẹp, đời sốngngười dân không ngừng được cải thiện. Năm 2024, tổng sản lượng lương thực có hạtcủa xã đạt 3.460 tấn, thu nhập bình quân gần 54 triệu đồng/người/năm, tăng gấp1,5 lần so với năm 2017 - thời điểm được công nhận đạt chuẩn NTM; tỷ lệ hộnghèo giảm còn dưới 2%.

Nhà cửa khang trang, đời sống no đủ,hạ tầng được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt nhu cầu người dân. Đó là thành quả từsự đồng lòng giữa chính quyền và nhân dân trong xây dựng NTM.

Bài, ảnh: Phạm Trung

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/777